Vương bất luu hành vị thuốc tráng dương, bổ thận tăng cường sinh lý không những tốt cho đàn ông mà còn tốt cho phụ nữ.
Theo y học hiện đại :
Trâu cổ không những dùng làm thuốc bổ cho những người suy nhược cơ thể sau ốm dậy , chữa di tinh, liệt dương, viêm tinh hoàn, tráng dương, cố tinh cho đàn ông.
Không những tốt cho đàn ông mà còn tốt cho phụ nữ.
- Thứ nhất : tăng độ co thắt tử cung cho phụ nữ.
- Thứ hai : làm cho kinh nguyệt đều đặng.
Theo đông y vương bất luu hành có những công dụng sau :
Trâu cổ chủ trị :
Quả có tác dụng tráng dương cố tinh, lợi thấp thông sữa.
Dây cùng với rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, hoạt huyết giải độc.
Lá có tác dụng tiêu thũng giải độc.
Công dụng:
Quả được dùng trị liệt dương, di tinh, viêm tinh hoàn, tiểu ra protein, lỵ lâu ngày sinh lòi dom, kinh nguyệt không đều, ít sữa, tắc tia sữa, , phong thấp, ung thũng, Rối loạn kinh nguyệt do huyết ứ hoặc mất kinh do huyết trệ.
Dây và rễ : dùng trị phong thấp tê mỏi, sang độc, ung nhọt và kinh nguyệt không đều.
Lá : được dùng trị viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương cũng dùng trị đinh sang, ngứa lở.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thành phần hóa học trâu cổ gồm :
Trong vỏ quả có tới 13% chất gôm, khi thủy phân cho glucose, fructose và arabinose.
Trong thân và lá có một số chất như: Mesoinositol, – sitosterol, Taraxeryl aceatate, â-amyrin và lá có alcaloid.
Tác dụng dược lý: Quả trâu cổ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi. Nước sắc từ quả của trâu cổ có tác dụng hưng phấn cổ tử cung.
Thí nghiệm trên chuột nhắt, polysaccharid của quả trâu cổ vói liều 416,6 mg/kg, tiêm xoang bụng hoặc tiêm dưới da liên tục 10 ngày có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư đã được cấy ghép trên chuột, mạnh nhất đối với sarcom lympho I và sarcom 180.
Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, polysaccharid có tác dụng tăng cường phản ứng miễn dịch của chuột cả ở lô bình thường và lô đã được cấy ghép khối u cũng như lô đã cấy ghép khối u đang dùng hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu (radiotherapy).
Thuốc làm tăng số ỉượng tế bào sinh kháng thể ở lách, tăng cường tác dụng thực bào của các macrophage ở xoang bụng, đồng thời làm tăng số lượng bạch cầu máu ngoại vi.
Một số bài thuốc chủ trị yếu thận , yếu sinh lý của trâu cổ.
Bài thuốc chữa chứng di tinh và rối loạn cương dương, mộng tinh, di tinh.
Thành phần : vương bất lưu hành, dây sàn sạt mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem sắc đặc và dùng uống trong ngày.
Bài thuốc ngâm rượu trị yếu sinh lý nam, liệt dương
Bài thuốc 1:
cành và quả trâu cổ 100g khô, đậu đen 50g, 250ml rượu trắng. Đem xay nhuyễn các nguyên liệu, sau đó ngâm với rượu trong 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ (khoảng 10 – 30ml), ngày dùng 1 lần.
Bài thuốc 2:
Dùng quả trâu cổ khô 2kg, rượu trắng 40 độ 6 lít và đậu đen (sao thơm) 1kg. Đem ngâm với rượu trong 20 ngày là dùng được.
Bài thuốc trị tiểu rắt, tiểu buốt và hư lao
Thành phần: Xích thược 28g, tử cầm 20g, mộc thông 28g, đương quy 28g, vương bất lưu hành 40g, sinh địa 40g, hoạt thạch 40g và du bạch bì 28g.
Cách dùng : Đem các vị tán bột, mỗi lần dùng 12 – 16g uống với cháo, dùng khi đói.

Vương bất lưu hành nấu cao :
Thành phần:
- Trâu cổ: 20 kg.
- Đậu đen rang sơ: 04 kg.
- Đường cát trắng 3,2 kg.
- Rượu đế 04 lít .
Điều chế: Thân, trái trâu cổ thái nhỏ, mỏng rửa sạch phơi khô cho vào thùng cài phên để khỏi bồng. Đổ nước ngập dược liệu trên 10 cm, đun sôi.
Đậu đen: đổ ngập nước đun sôi đến nhừ mềm, lọc qua vải thưa, lấy nước tiếp vào thùng trâu cổ.
Nước 1 : Đun sôi đều lửa trong 6 giờ, thỉnh thoảng lấy thêm nước sôi cho đủ mức nước cũ và đảo dược liệu trong thùng, chắt lấy nước, lọc qua vải, để lắng 3 – 4 giờ, gạn lấy nước thứ nhất.
Nước 2 : đổ ngập nước đun sôi trong 4 giò: chắt, lọc, để lắng, gạn lấy nước thứ hai.
Dồn 2 nước lại, lấy ra 2 lít để riêng, rồi đem cô chỗ còn lại cho đến khi còn 4 lít cao nước (1ml = 5g dược liệu khô).
Lấy 2 lít nước cao đã để riêng cho vào nồi nhôm khác. Cho 3,2 kg đường kính vào, đun sôi, quấy cho tan, lọc kỹ, lấy nước đường này cho vào 4 lít cao nói trên, để nguội rồi pha vào 4 lít rượu trắng để lắng.
Sản phẩm hoàn thành gồm 10 lít. Đóng vào chai để nơi râm mát dùng dần.

vương bất luu hành bổ thận, tráng dương
Một số bài thuốc khác sử dụng trâu cổ :
1. Chữa cơ thể suy nhược sau ốm dậy:
Cành lá trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.
2. Chữa trẻ gầy còm suy dinh dưỡng:
Cành lá trâu cổ tươi 50g, nấu với thịt gà, ăn hàng ngày.
3. Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ:
Quả trâu cổ: 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được).
4. Chữa quáng gà:
Nấu canh quả trâu cổ với gan lợn (20 – 30g) ăn.
5. Chữa di tinh, liệt dương, tim loạn nhịp:
Quả trâu cổ sao khô. Hạt bìm bìm trắng (Bạch khiên ngưu) sao khô, hai thứ lượng bằng nhau, làm thành bột mịn, trộn đều đựng trong lọ khô, sạch, có nút kín.Mỗi lần uống 6g, chiêu với nước cơm, ngày uống 3 lần.
6. Chữa đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp:
Cành lá trâu cổ tươi 50 – 60g (khô 10 – 15g) sắc nước uống hàng ngày. Trị bệnh trĩ: quả trâu cổ 15-20g, sắc uống trước bữa ăn, ngày 3 lần.
7. Trị đau đầu, chóng mặt, đau dây thần kinh tọa:
Rễ trâu cổ 15g sắc uống. Có thể phối hợp với quả cối xay, rễ cỏ xước, đồng lượng 12g.
Mô tả cây vương bất lưu hành.
Tên khác:
Trâu cổ, Xộp, Vẩy ốc Tên khoa học: Ficus pumila Lin; họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả:
Dây leo bò với rễ bám, có mủ trắng lúc cây còn non, có những nhánh bò mang lá không có cuống, gốc hình tim, nhỏ như vẩy ốc; ở dạng trưởng thành, có những nhánh tự do mang lá lớn hơn và có cuống dài. Cụm hoa có đế hoa bao kín dạng quả và quả sung, khi chín có màu đỏ.
Mùa hoa tháng 5 – 10.

trâu cổ bổ thận
Bộ phận dùng:
Quả (Fructus Fici pumilae), lá, cành (Caulis Fici pumilae), rễ (Radix Fici pumilae), nhựa mủ.
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Tính vị :
Theo Đông y, quả trâu cổ có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, hạ nhũ. Thân và cành, lá (sinh sản) có vị chua, đắng, tính bình, có tác dụng khứ phong, lợi thấp, tiêu thũng, tán kết.
Chủ trị :
Quả có tác dụng tráng dương cố tinh, lợi thấp thông sữa. Dây cùng với rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, hoạt huyết giải độc.Lá có tác dụng tiêu thũng giải độc.
Bạn cần tư vấn chữa bệnh?
Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại
Sậy Khô dùng trị viêm thận thủy thũng, rắn cắn, gai đâm vào thịt
Sâm Lá Mốc dùng chữa trị Viêm nhiễm niệu đạo và sỏi thận
Rau Má Lông dùng trị Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, Cảm cúm, ho
Ráng Đuôi Phụng Gần dùng chữa đau thận hư đau lưng, bí tiểu
Ngưu tất- cỏ xước hạ cholesterol, hạ huyết áp, gây co bóp tử cung
Lòng Mang Chữa Ðau tê do phong thấp, Ðau lưng, liệt nửa người
Mọ Trắng – Claoxylon Indicum: Trị Ðau dây thần kinh toạ
Ké đầu ngựa trị phong thấp, đau khớp,viêm mũi, viêm xoang