Có vị đắng ngọt, và hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu. Câu lưỡi mèo còn gọi là lưỡi mèo, kim tinh thảo.

Tính vị :

Theo đông y cây có vị đắng ngọt, tính hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, điều trị các bệnh về đường tiểu và hệ hô hấp. Cây có một số tác dụng chính sau:

* Công dụng của cây lưỡi mèo.

Tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm Điều trị chứng tiểu ra máu Điều trị sỏi thận Điều trị viêm bàng quang, viêm tiết niệu, niệu đạo Điều trị viêm phế quản mãn tính Giải độc lưu huỳnh.

cây lưỡi mèo hoạt huyết
cây lưỡi mèo hoạt huyết

Thành phần hóa học :

Sơ bộ nghiên cứu vị thuốc lưỡi mèo thấy có phytosterol, tanin thuộc loại pyrocatechic, đường khử ôxy, các chất béo và các chất vô cơ.

Tác dụng dược lý:

Tác dụng trên giun đất.

Lấy 350g cây, dùng ete etilic lấy kiệt trong máy soxhlet. Bốc hơi êtê, sẽ được chừng 13g cao. Chất cao này không có tấc dụng trên giun đất. Bã còn lại sau khi chiết bằng ête, được chiết lại bằng cồn 900, rồi bốc hơi rượu sẽ được 14g cao mềm. Hòa tan cao này trong nước cất. Dùng dịch cao này trong nước với nồng độ 5% thử trên giun đất, làm giun chết sau 45 phút.

Phòng thí nghiệm ký sinh trùng thuộc Trường đại học y khoa Hà Nội (1960) có thử tác dụng trên nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, thì thấy có tác dụng rõ rệt đối với sán lá ruột (Fasciol- opsis buski): Ký sinh trùng chết 15 phút sau khi cho thuốc.

Vị thuốc dùng trong phạm vi nhàn dân:

Người ta dùng lưỡi mèo làm thuốc lợi tiểu tiện, dùng trong trường hợp tiểu tiện ra sỏi, tiểu tiện ra máu, viêm niệu đạo, bàng quang.

Còn dùng làm thuốc bổ, thân rễ dùng chữa bệnh thận, ung nhọt lở loét, ngộ độc do lưu huỳnh. Nấu với dầu, bôi lên nơi tóc không mọc để chữa bệnh tóc rụng. Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc sử dụng cây lưỡi mèo.

Điều trị sỏi thận, viêm bàng quang, viêm tiết niệu:

Cây lưỡi mèo khô15g, xa tiền tử (hạt mã đề) 10g, ké đầu ngựa 15g, rễ cỏ tranh 10g đun với 1,5 lít nước uống trong ngày.

Điều trị tiểu ra máu:

Cây lưỡi mèo khô 15g, cây huyết dụ 15g, cây dừa nước 10g đun nước uống hàng ngày.

Điều trị viêm phế quản mãn:

Lưỡi mèo khô 5g, hạt cau chín phơi khô 5g. Hai vị trên đem phơi khô, tán thành dạng bột, chộn đều 2 vị pha với nước nóng, thêm 2 miếng gừng mỏng uống trong ngày. Dùng liên tục cách trên từ 2-3 ngày sẽ có chuyển biến.

Điều trị chứng rụng tóc:

30g cây tươi xào với dầu vừng đến khi chín (Hoặc dùng cây khô nghiền bột, xào với dầu vừng), rồi bôi lên vùng da đầu bị rụng tóc (Đây là kinh nghiệm dân gian, dùng khá hiệu quả)

Thuốc điều trị viêm đường tiểu Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

Sắc uống lưỡi mèo chung với xa tiền tử mỗi vị 15g.

Bài thuốc 2:

Cho 10g lưỡi mèo, 8g phi hoạt mạch, 8g xa tiền thảo, 5g bồ hoàng, 4g mộc thông vào nồi. Đổ thêm 600ml nước, đun liu riu đến khi còn 1/3 nước thì dừng lại, chắt nước ra uống.

Bài thuốc 3:

Sắc uống chung các vị thuốc sau: lưỡi mèo, đương quy, sinh bồ hoàng, xích thược mỗi vị 10g.

Thuốc trị chứng ho ra máu, băng huyết

Bài thuốc 1:

Lấy 40g cây lưỡi mèo tươi, rửa sạch, cho vào nồi sắc chung với 20g địa du than, 20g tông lữ thang.

Bài thuốc 2:

Sắc uống tất cả các vị thuốc sau: lưỡi mèo 10g, chi tử 19g, kim anh 10g, cọng lá sen 3 cái, trắc bá diệp 10g, đơn sâm 10g, ích mẫu thảo 15g, hoa mồng gà 6g.

Thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm phế quản mãn tính

Bài thuốc 1:

Sắc uống 5 đến 10g lưỡi mèo mỗi ngày.

Bài thuốc 2:

Tán nhuyễn lưỡi mèo và binh lang với tỉ lệ ngang nhau. Mỗi lần bạn dùng 5 đến 8g bột thuốc trên với nước gừng.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt lợi thủy, hoạt lợi thông khiếu

Bạn cần chuẩn bị các vị thuốc sau để sắc uống: Lưỡi mèo, cù mạch, đông quỳ tử mỗi vị 8g, xa tiền tử, hoạt thạch, xích linh mỗi vị 12g, cam thảo 4g, mộc thông 6g, kim tiền thảo 30g, vương bất lưu hành 15g, kê nội kim, xuyên sơm giáp mỗi vị 10g. Mỗi ngày bạn nên dùng 1 thang thuốc trên.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch thông lâm

Sử dụng các vị thuốc sau: Lưỡi mèo, hoạt thạch, ngư não thạch, hải kim sa, kê nội kim, đông quỳ tử, ngưa tất mỗi vị 10g, giáng hương, cam thỏa tiêu mỗi vị 3g, kim tiền thỏa 30g. Đem tất cả số thuốc đó đi sắc uống, ngày 1 thang, uống liền mạch trong vòng 15 ngày.

Mô tả cây lưỡi mèo

cây lưỡi mèo
cây lưỡi mèo

Cây lưỡi mèo là một loại dương xỉ nhỏ, có thân, rễ nằm ngang, dài tới 0,50m, dày vào khoảng 4mm, có nhiều nhánh phán chia theo lối đơn lúc. Trên thân rễ có nhiều vẩy to, ở mặt dưới từng quãng có nhiều rễ hình sợi, phân nhánh mọc đối.

Lá có hai loại: Lá bất thụ và lá hữu thụ.

Lá hữu thụ có cuống dài tới 9cm, phiến lá hình lưỡi mác rộng, dài 11-13cm, rộng 2-3cm. Mặt trên nhẵn màu xanh lục, mạt dưới màu nâu nhạt có nhiều ổ tử nang phủ khắp trừ trên gân giữa. Nhìn qua kính hiển vì, ta sẽ thấy ổ từ nang cấu tạo bởi một đám tử nang phân cách nhau bởi những lông hình sao có cuống dài.

Các lá bất thụ có cuống ngắn hơn, độ 5cm, với phiến lá hình trái xoan hơi hình mác, dài khoảng 9-11cm, rộng 3-4cm. Mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu lục nâu, gân lá hình lông chim. Cả hai mặt đều nhẵn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cầy lưỡi mèo mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam; thường hay gặp mọc bám trên các cây to hoặc trên các bức tường cũ nát. Còn thấy mọc cả ở Trung Quốc (Phúc Kiến, Đài Loan, Triết Giang, Giang Tô, An Huy, Hoa Nam), Nhật Bản. Người ta dùng lá, toàn cây hay thân rễ tươi hay phơi khô. Có thể thu hái quanh năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button