Sỏi từ 10mm trở lại . thì sỏi niệu quản đa số sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài da. có nghĩa là lúc này bạn vừa ít tốn tiền , vừa ít ảnh hưởng thận. Nhưng lớn hơn 10mm thì sẽ rất tốn tiền và ảnh hưởng tới thận vỉ chủ yếu là mổ nội soi.

Các phương pháp tán sỏi niệu quản.

Tán sỏi giai đoạn sớm : tức là sỏi 7 ly trở lại.

Sỏi dưới 5 ly :

Có thể theo dõi sỏi tự ra hoặc cho uống một số thuốc lợi tiểu và kim tiền thảo. nếu sỏi không ra thì sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.

Chi phí tán sỏi ngoài cơ thể khoảng trên dưới 5 triệu đồng. nên tán sỏi tại các bệnh viện công . chứ bệnh viện tư giá cao ngất ngưỡng. nhưng theo tôi bạn nên chuẩn bị 12 triệu là đủ bỡi còn nhiều chi phí khác.
Tán sỏi ngoài cơ thể: Bệnh nhân có thể về ngay và dùng thuốc ở nhà.

Sỏi niệu quản từ 5- 7 ly:


cho uống thuốc lợi tiểu + kiêm tiền thảo trong vòng 14 ngày. nếu không thoát ra ngoài thì vẫn dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
sơ đồ tán sỏi giai đoạn sớm.

phát đồ tán sỏi dưới 5ly
phát đồ tán sỏi dưới 5ly

Sỏi niệu quản từ 7 – 10 ly


nếu nằm ở vị trí 1/3 trên thì đa số là tán sỏi ngoài cơ thể nhưng phải tán đa số là 02 lần, may mắn thì một lần vỡ vụn.
nếu số lượng nhiều hoặc cụm khuất thì phải can thiệp mổ nội soi nệu quản.

phát đồ tán sỏi 7-10mm
phát đồ tán sỏi 7-10mm

Định nghĩa tán sỏi ngoài cơ thể.


Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi với một áp lực cao để phá vỡ thành các mảnh hoặc bụi nhỏ. Trong quá trình tiến hành, bệnh nhân được tiền mê, giảm đau trước đó và không hề bị bất cứ một xâm lấn nào khác vào cơ thể. Thời gian can thiệp của phương pháp khoảng 30- 45 phút. Sau đó, bệnh nhân nghỉ ngơi 15- 20 phút rồi có thể về nhà và không cần nằm viện.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của tán sỏi ngoài cơ thể:

các vị trí sỏi niệu quản
các vị trí sỏi niệu quản thường bị kẹt

Các vị trí sỏi dễ tán và tỉ lệ thành công :

Sỏi bể thận tán dễ vỡ nhất vì sỏi nằm trong môi trường xung quanh là nước (Nước là môi trường truyền sóng xung tốt nhất)
Sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên tán dễ vỡ hơn sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa và dưới.

Sỏi đài trên và đài giữa cho kết quả 75-80% thành công, sỏi đài dưới chỉ cho kết quả 60% vì sỏi khó đào thải qua bể thận hơn.

Tán sỏi ngoài cơ thể thành công còn phụ thuộc vào thành phần hóa học của sỏi:

Những sỏi quá rắn (cystin) hay quá mềm (calculmus) thường gặp khó khăn hơn khi tán vì không vỡ hay vỡ thì quánh lại với nhau, không đào thải được.
Sỏi Struvite tuy dễ vỡ nhưng dễ gây nhiễm khuẩn niệu vì vi khuẩn nằm trong viên sỏi được giải phóng ra đường niệu, các mảnh sỏi khó đào thải và dễ gây tái phát.
Số lượng sỏi: Tốt nhất là nên tán sỏi chỉ có 1-2 viên. Số lượng sỏi không quá 3 viên.

Kích thước sỏi:

Tỷ lệ thành công của TSNCT đối với sỏi < 10mm là khoảng 90%. Đối với sỏi 10 – 20mm, tỷ lệ thành công là 66%, trong khi sỏi > 20mm xuống còn 47%. Bởi vậy, TSNCT không được khuyến cáo trong lựa chọn điều trị đầu tay đối với sỏi có đường kính >20mm.

Vị trí sỏi: Tỷ lệ sạch sỏi của TSNCT trong những viên sỏi ở vị trí đài thận trên và bể thận cao hơn đáng kể so với sỏi ở đài dưới. Đối với sỏi ở đài trên và đài giữa, tỷ lệ sạch sỏi dao động từ 70 – 90%, so với 50 – 70% trong trường hợp sỏi đài dưới.

Số lượng sỏi:

Ở những bệnh nhân có bóng sỏi từ nhỏ đến vừa thì số lượng sỏi quan trọng hơn so với bóng sỏi.
Tỷ lệ thành công đối với sỏi 1 viên là 78,3% trong khi nhiều viên sỏi là 62,8%.
Sự tắc nghẽn: Đối với những thận có tiền sử tắc nghẽn trước đó thì tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị TSNCT thấp hơn do với nhu động thận yếu hơn và qua đó dẫn đến khả năng tống sỏi sau tán thấp hơn so với thận không có tiền sử tắc nghẽn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button