Từ lâu trong dân gian và một số dân tộc miền núi đã sử dụng dây ký ninh để điều trị bệnh sốt rét. Hạ sốt hiệu quả. Nhược điểm của dây ký ninh là quá đắng.

Bài thuốc điều trị bệnh sốt rét từ dây ký ninh.

Bài 1.

Dây ký ninh 2g, xuyên tâm liên 2g, vỏ cây bàng biển 2g. tán bột vò viên, uống ngày 03 lần

Bài 2 :

  • Dây ký ninh sử dụng rễ và thân phơi khô 5g
  • củ ấu 5g.
  • gừng khô 5g

Sau đó, để tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào ấm sắc cùng khoảng 550ml nước cho đến khi thuốc cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp.

Dùng khoảng 2 lần mỗi ngày: buổi sáng và buổi tối. Chỉ cần dùng khoảng 2 – 3 ngày, sẽ có hiệu quả một cách rõ rệt.

nhược điểm quá đắng , khó uống nên ít sử dụng.

dây ký ninh hạ sốt ngừa hô hấp

Bài thuốc Kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp

Rễ dây ký ninh 2g tán bột. ngày uống 01 lần.

Rễ dây ký ninh có chứa rất nhiều các chất có khả năng ngăn ngừa nhiều loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chất ethanol và methanol có trong dây là 2 chất dịch được tiết ra từ cây có công dụng gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong đường ruột, hệ hô hấp, bệnh sốt rét và bệnh lao phổi.

Cần phân biệt dây ký ninh với dây thần thông. Mặc dầu tính chất giống nhau nhưng 2 cây khác nhau.

Dây ký ninh màu nâu nhạt , sần sùi như da cóc lá hình tim nhưng nhỏ hơn dây thần thông.

Dây thần thông ít sần sùi hơn , màu dây xanh hơn, lá hình tim nhưng tròn hơn và lớn hơn.

Dây ký ninh mô tả dây và công dụng.

Dây ký ninh còn gọi là dây cóc, Bảo cự hành, Khau keo hơ.

Tên khoa học: Tinospora crispa (L.) Hook.f. ex Thoms.

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Công dụng:

Chữa sốt rét, mụn nhọt (Cành, cây bỏ lá sắc uống).

Mô tả dây

Dây ký ninh là một loại dây leo, thân rất xù xì, màu nâu nhạt, dài tới 6-7m hay hơn, mọc rất khoẻ.

Lá mọc so le, hình tim, mép nguyên, trông hơi dày, dài 8-12cm, rộng 56cm, cuống gầy ngắn như phiến lá. Hoa tập hợp thành 1-2 chùm ở kẽ lá.

Quả chín có màu đỏ, dài chừng 12mm, có một hạt dẹt .

Dây ký ninh mọc hoang khắp nước việt nam. miền nam thì đa số là dây thần thông.

Việc trồng dây ký ninh rất dễ dàng, chỉ cần cắt thân thành từng mẩu dài chừng 10 đến 15cm, trồng nghiêng xuống đất. Mùa nực phát triển rất mạnh. Mùa rét cây ngừng phát triển.

Thu hoạch quanh năm, hái về cắt thành từng đoạn ngắn chừng 0,5-1 cm, phơi hoặc sấy khô.

Khi tươi, có chất nhựa nhầy, vị rất đắng.

Thành phần hoá học

• Trong thân dây ký ninh lấy ra được một ít ancaloit.

Một số tác giả cho chất ancaloit đó là chất becberin.

Nhưng theo L. Beauquesne thì đó là chất panmatin. Tỷ lệ ancaloit đó chừng 0,10% so với thân khô.

Ngoài ancaloit ra L. Beauquesne còn lấy ra được một chất đắng với một tỷ lệ 0,60-0,80% tính trên thân cây khô.

Chất đắng này đã được xác định là một glucozit không có tinh thể, khó thuỷ phân bằng axit, phần đường có thể là một metylpentoza, phần không đường cho phản ứng Liebecman.

Trong rễ, nhiều tác giả đã chiết ra được chất ancaloit becberin, chất đắng columbin (chừng 2,2%) và chất picroretin. D. Công dụng và liều dùng.

Tuy gọi là dây ký ninh, nhưng như trong phần hoá học đã giới thiệu không có chất quinin.

Mặc dù, trong nhân dân nước ta cũng như một số nước khác, người ta vẫn dùng dây ký ninh để trị sốt rét, trị sốt và làm thuốc bổ giúp sự tiêu hoá như cây canhkina.

Dùng dưới hình thức cao, bột, viên. Liều dùng chữa sốt rét: Ngày uống 0,50-1,50g cao dưới hình thức thuốc viên. • Bột thân cây chế thành rượu thuốc hay thuốc ngâm: Bột thuốc ngày uống 2-3g, rượu thuốc ngày 4-8g.

Người ta còn cho súc vật như trâu bò, ngựa ãn bột dây ký ninh trộn với thóc hay ngô, súc vật sẽ ăn khoẻ, lông mượt, cơ thể béo tốt

Ngoài công dụng dùng trong, dây ký ninh còn dùng đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết lở loét rất có hiệu quả.

Chú ý:

Ở nước ta còn một loại cây gần giống dây ký ninh, gọi là dây thần thông. Được xác định tên khoa học là Tinospora cordifolia Miers. Thân ít xù xì hơn, lá tròn hình tim hơn, quả dài hơn (2cm). Cùng một công dụng như dây ký ninh.

dây thần thông

Sau này một số tài liệu nguyên cứu thêm dây ký nính có một số dược tính sau:

Hoạt động kháng khuẩn

Chất chiết xuất được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với một số vi khuẩn gram dương như:

Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Listeria monoctogens, Streptococcus pneumonia và Clostridium diphtheria và vi khuẩn gram âm như Shigella flexneri, Salmonella typhi, Proteus vulgaris, Escherichia coli và Klebsiella pneumonia.

Hoạt động kháng khuẩn của dây kí ninh cần được nghiên cứu rộng rãi và cơ chế liên quan đến hoạt động kháng khuẩn cũng cần được khám phá thêm.

Hoạt động chống oxy hóa của dây Kí ninh.

Hoạt động chống oxy hóa có tầm quan trọng điều trị trong việc ngăn ngừa stress oxy hóa liên quan đến sự tiến triển của một số bệnh mạn tính bao gồm rối loạn tim mạch và thần kinh.

Chiết xuất của dây kí ninh được phát hiện có hoạt tính chống oxy hóa cao và hiệu lực chống oxy hóa của nó tương đương với các chất chống oxy hóa đã được thiết lập trước đó như BHT và vitamin C.

Hoạt động ức chế xơ vữa mạch máu.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ dây kí ninh được sử dụng cho thỏ tăng cholesterol trong máu đã làm chậm sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch bằng cách ngăn chặn mức cholesterol toàn phần, chất béo có hại.

Vẫn còn quá sớm để kết luận về hoạt động chống xơ vữa của dược liệu này. Tuy nhiên, những phát hiện này cho thấy nó có hoạt tính tiềm năng và có thể được khám phá sâu hơn như một loại thuốc ức chế xơ vữa động mạch.

Liều lượng và cách dùng.

Dùng dưới hình thức cao, bột, viên Liều dùng chữa sốt rét: ngày uống 0.5 – 1.5 gram cao dưới dạng hình thức thuốc viên.

Bột thân cây chế thành rượu hay thuốc ngâm: Bột thuốc ngày uống 2 – 3 gram, rượu ngâm ngày uống 4 – 8 gram.

Người ta còn dùng dây kí ninh trộn vào thức ăn như thóc, bột ngô cho trâu bò, ngựa ăn súc vật sẽ khỏe, lông mượt, cơ thể béo tốt.

Ngoài công dụng uống, dây kí ninh còn được đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa các vết thương lở loét rất nhanh lành.

Trong y học cổ truyền thì cây dây ký ninh có khả năng:

phân biệt dây thần thông và kí ninh

Hạ nhiệt, giúp ra mồ hôi, tiêu giảm đờm, tiêu viêm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu.

Ngoài ra, cây còn có khả năng: điều trị sốt rét, tiêu trừ thũng đầy, tiêu trừ thấp nhiệt, điều trị đau nhức xương khớp, còn có thể dùng để rửa vết viêm lở loét. Kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp.

Loại dược liệu này có chứa rất nhiều các chất có khả năng ngăn ngừa nhiều loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Chất ethanol và methanol có trong cây là 2 chất dịch được tiết ra từ cây có công dụng gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong đường ruột, hệ hô hấp, bệnh sốt rét và bệnh lao phổi.

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button