Vỏ cau có công dụng lợi tiểu , chữa phù thủng bụng to nên cũng thường dùng chữa bệnh tiểu ít , tiểu són, bí tiểu và chân bị phù.

Một số bài thuốc từ vỏ cau.

Chữa tiểu buốt, tiểu rát, phù thũng, trướng bụng.

Thành phần bài thuốc :

  • vỏ quả cau 12g.
  • vỏ rễ dâu 12g.
  • vỏ gừng 12g.
  • trần bì 8g.
  • phục linh bì 8g.

Sắc 3 chén còn 1 chén. nước 2 sắc 2 chén còn 1 chén.

Trị viêm thận, viêm gan cổ trướng.

  • Vỏ quả cau 60g.
  • tang  bạch bì 60g.
  • sinh khương bì 60g.
  • địa cốt bì 60g.
  • trần bì 60g.

Tán thành bột, mỗi lần dùng 10 – 12g, uống với nước ấm.

Chữa chân sưng phù.

  • Vỏ cau khô 12g.
  • rễ cây dâu 12g.
  • Hạt củ cải : 12g.
  • mộc qua 12g;
  • hạt tía tô 8g
  • Hoa kinh giới 8g.
  • chỉ xác 8g.
  • gừng sống 8g
  • ô dược 8g
  • vỏ quýt 8g.
  • trầm hương 2g.

Sắc 3 chén còn 1 chén. nước 2 sắc 2 chén còn 1 chén.

vỏ quả cau khô chua chân phù, tiểu buốt
vỏ quả cau khô chua chân phù, tiểu buốt

Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, đái ít.

vỏ quả cau 12g.

vỏ quýt 12g.

rễ dâu 12g.

gừng củ 12g.

Sắc uống trong ngày.

Kiêng kỵ: Người thể hư, khí nhược mà không có thấp nhiệt cấm dùng.

vỏ quả cau trị bụng trướng đầy, tiêu chảy, chân sưng cước khí, tiểu tiện khó.

Dùng sống trong trường hợp bụng trướng đầy, phù thũng, đạo trệ.

sao qua dùng trong trường hợp muốn an thai, bình vị. Liều dùng: 4 – 12g.

Bài thuốc đại phúc bì trị chứng huyết ứ ở phụ nữ.

Khi bị chứng huyết ứ ở bụng, bụng đau, chị em phụ nữ có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh như sau:

  • vỏ quả cau 4g.
  • hậu phác 4g.
  • chỉ xác 4g.
  • đại hoàng 4g.
  • hoàng kỳ 4g.
  • mộc thông 4g.
  • qua lâu 4g.
  • phòng kỳ 4g.
  • tang bạch bì 4g.
  • thanh bì 6g.
  • trần bì 6g.
  • ngũ vị tử 2g.

Mô tả quả cau còn gọi là đại phúc bì.

Hầu như người việt nam ai cũng biết trái cau. Trong thuốc nam hay thuốc bắc  vỏ trái cau chưa chín gọi  là Đại phúc bì.

Phần sử dụng của quả cau là bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần xơ bên trong.

quả cau còn tươi
quả cau còn tươi

Vỏ quả cứng, có hình bầu dục hay hình trứng dài, lõm cong, dài khoảng 4 – 7cm, rộng 2 – 3,5cm, vỏ dày 0,2 – 0,5cm. Phần ngoài có màu nâu thẫm hoặc màu gần đen, có vân nhăn dọc và vân ngang nhô lên.

Quả cau được thu hái từ mùa đông đến mùa xuân năm sau.

Thu hái quả lúc chưa chín, phơi khô , bổ đôi, bỏ phần vỏ xanh.

Bộ phận dùng:

Dùng phần vỏ giữa phơi khô của quả cau.

Các bước bào chế vỏ quả cau như sau:

Rửa sạch và ủ mềm vỏ cau một đêm. Xé tơi vỏ ra, phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm dưới 13%.

Tẩm rượu sao tùy theo đơn thuốc.

Sau đó, nấu bằng cao đặc.

Rửa dược liệu qua nước đậu đen phơi khô, lùi vào tro nóng, xắt nhỏ.

Rửa sạch bằng rượu, rồi rửa với nước đậu nành. Rửa lại phơi khô, sao khô, xắt nhỏ ra.

Theo đông y:

Trước hết nên rửa vỏ quả cau với rượu rồi lấy nước đậu đen lại rửa qua, phơi khô, lùi vào tro nóng, thái nhỏ.

Hoặc rửa sạch bằng rượu, rồi rửa nước đậu Nành, rửa lại phơi khô, sao khô, xắt ra dùng.

Bảo quản: đậy kín để nơi cao ráo, tránh mốc. Dược liệu cần phơi luôn hoặc sấy hơi diêm sinh sẽ trắng đẹp.

Thành phần hóa học

vỏ quả cau có chứa các thành phần tương tự hạt cau như alkaloid, arecaidin, guvacin…nhưng có hàm lượng thấp hơn. Những hoạt chất này nghiên cứu là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button