Thành phần bài thuốc gồm : Đảng sâm 18g, Hoàng kì 24g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Sinh địa 18g, Thục địa 18g, Sơn dược 15g, Thỏ ty tử 15g, Kim anh tử 24g, Khiếm thực 24g, Trạch tả 12g, Xa tiền tử 12g, Địa long 10g, Trần bì 10g.

Bài thuốc nam gia truyền thiên tâm

Với tính chất Tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.

Ngoài ra, đảng sâm có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể, kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn của đẳng sâm.

Cộng với tính chất hoàng kỳ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm sự lão hóa của tế bào và có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa. Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy hoàng kỳ có các tác dụng sau trong điều trị bệnh thận mạn.

Giảm protein niệu (đạm niệu):

Protein niệu không chỉ được coi là dấu hiệu quan trọng tổn thương thận, mà cũng là một yếu tố làm cho bệnh lý thận nặng lên.

Ảnh hưởng của hoàng kỳ trong việc giảm mức độ protein niệu có thể có lợi ích trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mạn của hoàng kỳ

Với những công dụng của hoàng kỳ,đằng sâm và bạch trực ở trên nền y học cổ truyền đã ứng dụng các dược liệu trên trong điều trị bệnh suy thận và hội chứng thận hư.

Đảng sâm các công dụng cơ bản.

Bồi bổ cơ thể, chữa thận hư, mỏi gối

Thành phần bài thuốc :

20g đảng sâm, 6g tắc kè, 1g huyết giáp, 1g trần bì, 0,5 g tiểu hồi, 250ml rượu.

Cách sắc thuốc:

Sơ chế sạch nguyên liệu, cắt nhỏ rồi ngâm rượu để 1 tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống khoảng 30ml.

Bồi bổ sức khoẻ

Như đã nói ở trên, với hệ thành phần giàu vitamin và khoáng chất, đẳng sâm cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể, giúp bồi bổ sức khoẻ, hỗ trợ tăng cân. Rất tốt cho những người gầy yếu, mới ốm dậy.

Ngày dùng 20g đẳng sâm nấu nước uống .

dùng đẳng sâm điều trị hội chứng thận hư
đẳng sâm điều trị hội chứng thận hư

Tăng cường sức đề kháng

Sử dụng đẳng sâm thường xuyên giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn. Hạn chế sự tấn công của các virus gây bệnh. Từ đó, cơ thể sẽ khoẻ mạnh và ít ốm vặt hơn.

Ngày dùng 20g đẳng sâm nấu nước uống như nước trà.

Tốt cho hệ tuần hoàn

Với hàm lượng Saponin dồi dào, đảng sâm giúp bảo vệ hệ tuần hoàn của bạn khỏi sự tấn công của các cholesterol xấu.

Chính vì vậy, hạn chế mắc bệnh xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ. Đảng sâm rừng cũng là “thần dược” bổ sung hồng cầu trong máu, giúp khí huyết lưu thông, cơ thể khoẻ mạnh.

Chống lão hóa

Sử dụng bằng đường uống polysacarit từ C. pilosula trong 8 tuần trì hoãn tình trạng lão hóa. Tác động này của nó có thể liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do

Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng…

Cách nhận biết cây đẳng sâm và sơ chế

Đảng sâm hay còn gọi là đẳng sâm, thượng đảng nhân sâm;  tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông.

Đảng sâm là loại cây cỏ sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1,5 – 2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân củ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi; lúc tươi màu trắng; sau khô rễ có màu vàng, có nếp nhăn.

nhận biết cây đẳng sâm điều trị hội chứng thận hư
nhận biết cây đẳng sâm điều trị hội chứng thận hư

Thu hái

Thời điểm cho hàm lượng dược chất cao nhất, thích hợp để thu hái là vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá hoặc đầu xuân năm sau, lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc.

Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch đất cát và phơi trên giàn cho đến khi rễ bẻ không gãy thì bó thành từng bó và tiếp tục đem phơi. Cách làm này đảm bảo khi rễ khô nhưng vẫn mềm, phẳng, vỏ không có hiện tượng bong tróc.

Bào chế

Củ đằng sâm chưa thái lát, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô.

Hoặc có thể sao Đảng sâm với gạo để dùng.

Mô tả và công dụng cây hoàng kỳ

Bệnh thận mãn tính là một tình trạng ngày càng phổ biến (cứ mỗi 10 người có 1 người mắc bệnh thận mạn ở các giai đoạn khác nhau trên thế giới).

Nó là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu với tỉ lệ tử vong cao và chi phí y tế rất lớn, có thể phát sinh ra nhiều bệnh cảnh mới, hơn nữa không thể kéo dài tuổi thọ.

Mô tả hoàng kỳ

Hoàng kỳ: tên khoa học Astragalus membranaceus Bge; họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả cây hoàng kỳ
Mô tả cây hoàng kỳ

Thành phần hóa học:

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi, hoàng kỳ có nhiều thành phần rất tốt cho cơ thể như: saccaroza, nhiều loại axít amin, protid, cholin, betatain, axít folic, vitamin P, selenium, sắt, canxi, phốt pho, magnesium và amylase.

Dùng hoàng kỳ 40g/ngày giúp cải thiện chức năng thận

  • Giảm lipid máu:
  • Hoàng kỳ có thể cải thiện rối loạn chuyển hóa lipid do tác động lên thụ thể tại gan.
  • Chống viêm và điều hòa miễn dịch tại thận:
  • Hoàng kỳ ức chế các cytokine gây viêm và có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trong các tế bào biểu mô.

Tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương thận:

Nghiên cứu cho thấy dùng hoàng kỳ (40g/ngày) giúp cải thiện chức năng thận. Hoàng kỳ có thể duy trì mức độ ổn định của eGFR và trì hoãn việc bắt đầu điều trị thay thế thận ở những bệnh nhân CKD giai đoạn 4 tiến triển.

Tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương thận của hoàng kỳ
Tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương thận của hoàng kỳ

Tác dụng lợi tiểu:

Hoàng kỳ cải thiện cân bằng nước và natri, làm tăng lượng nước tiểu.

Kiểm soát huyết áp:

Ở liều thấp hoàng kỳ có tác dụng tăng huyết áp nhẹ. Với liều lớn hơn 30g/ngày hoàng kỳ làm hạ huyết áp ổn định.

Phục hồi tổn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ:

sử dụng hoàng kỳ 30g, đương quy 30g. liên tục trong 03 tháng . một số thực nghiệm lâm sàn đã được chứng minh hoàng kỳ bảo vệ thận rất tốt chống lại tổn thương thiếu máu cục bộ và tăng phục hồi chức năng và mô học sau khi thận tổn thương do thiếu máu cục bộ.

Tác động lên quá trình xơ hóa thận:

Hoàng kỳ và đương quy tác động trên biểu hiện TGF-1 – một chất điều chỉnh quan trọng ảnh hưởng đến sự tiến triển của xơ thận.

Hoàng kỳ kết hợ với các vị thuốc  khác như : đương quy và xuyên khung có thể có vai trò có lợi trong việc làm chậm sự tiến triển của CKD.

Hạn chế kích hoạt viêm, điều hòa miễn dịch nội tại thận, giảm đạm niệu, và tăng albumin huyết và giảm lipid máu, tăng độ lọc cầu thận, lợi tiểu, hạ áp…

Trị chứng bí tiểu hoặc tiểu ra máu:

Hoàng kỳ 6g, đổ 2 chén nước sắc còn 1 chén, uống khi thuốc còn nóng. Trẻ nhỏ chỉ uống một nửa.

Trị chứng tiểu ra máu hoặc nước tiểu lẫn máu: hoàng kỳ, hoàng liên tán nhỏ, trộn với nước rồi nặn thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên.

Tác dụng trị chứng bí tiểu hoặc tiểu ra máu của hoàng kỳ.
Tác dụng trị chứng bí tiểu của hoàng kỳ

Trị chứng tiểu ít:

hoàng kỳ, nhân sâm nghiền nhỏ. Lấy vài lát củ cải, thêm một ít mật ong rồi sao qua. Sau đó tán nhỏ, uống với nước muối dưa chua.

Trị chứng tiểu ra protein, cao huyết áp:

Hoàng kỳ và đương quy mỗi loại 30g tán bột hoặc sắc nước sử dụng liên tục 3 tháng.

Trị phù thũng:

Sử dụng hoàng kỳ 12g sắc nước uống hàng ngày đến khi hết phù thũng.

Bộ phận sử dụng của hoàng kỳ :

Dùng rễ phơi khô hay bào chế.

mô tả hoàng kỳ.

Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to, phần dưới nhỏ dần, dài 30 cm đến 90 cm, đường kính 1 cm đến 3,5 cm.

Mặt ngoài màu vàng hơi nâu nhạt hoặc màu nâu nhạt, với nếp nhăn dọc và rãnh dọc không đều.

Chất cứng, dai, không dễ bẻ gãy, mặt gãy nhiều sợi và nhiều tinh bột; phần vỏ màu trắng hơi vàng, gỗ màu vàng nhạt với những vết nứt và tia hình nan quạt.

Phần giữa của rễ già, đôi khi có dạng gỗ mục nát, màu nâu hơi đen hoặc rỗng. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt và hơi tanh như mùi đậu khi nhai.

Mô tả cây hoàng kỳ.
Mô tả cây hoàng kỳ.

Bào chế

Hoàng kỳ phiến: Loại bỏ tạp chất, phân loại to, nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô.

Hoàng kỳ chích mật: thái phiến, lấy mật ong, hòa với ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa cho vàng, khi sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. Cứ 10 kg thì dùng 2,5 kg đến 3,0 kg mật ong.

Mô tả ngắn:

Hoàng kỳ là một cây thuốc mọc hoang tại Trung Quốc, ưa những nơi đất cát, thoát nước tốt. Cho đến nay nước ta vẫn phải nhập hoàng kỳ của Trung Quốc.

Một số loại hoàng kỳ thường sử dụng.

Hai cây hoàng kỳ cho vị thuốc thường được dùng trên thị trường là:

Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge), loại sống lâu năm, cao 50 – 80cm, rễ cái dài và mọc sâu, rất khó bẻ, đường kính 1 – 3cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay nâu.

Thân cây mọc thẳng, phía trên có chia nhiều cành. Lá kép, mọc so le, dìa lẻ, lá kèm hình 3 cạnh, có từ 6 đến 13 đôi lá chét hình trứng dài từ 5mm đến 23mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn.

Cụm hoa màu vàng tươi được mọc thành chùm ở các kẽ lá, dài hơn lá, gồm khoảng 5 đến 22 hoa.

Quả giáp mỏng, dẹt, dài 2 – 2,5cm, đường kính 0,9 – 1,2cm đầu dài ra thành hình gai nhọn, trên quả có lông ngắn, 5 – 6 hạt màu đen hình thận.

Mùa ra hoa của cây ở Trung Quốc vào khoảng tháng 6 – tháng 7, mùa ra quả vào khoảng tháng 8 đến tháng 9.

Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bunge) giống loại Hoảng kỳ ở trên, nhưng khác ở điểm là lá chét nhỏ hơn, có 12 đến 18 đôi lá chét, tràng hoa dài hơn, quả rộng hơn từ 1,1 -1,5cm, không có lông.

Mùa ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 7, mùa ra quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, cũng hay gặp ở những nơi có hoàng kỳ.

Công dụng của bạch truật trong điều trị bệnh thận hư và suy thận mạn.

Với tính chất hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch Bạch truật có khả năng tăng cường phát triển hệ miễn dịch thông qua việc :

  • Tăng bạch cầu.
  • Tăng nồng độ IL-1, IL-2.
  • Tăng IgG huyết thanh.
  • Tăng sinh tế bào lympho ngoại biên.
  • Tăng khả năng thực bào của hệ thống các tế bào lưới.
  • Ngoài ra, còn giúp tăng tổng hợp protein ở tá tràng.

Nên bạch truật cũng là vị thuốc tốt trong điều trị bệnh suy thận, thận hư nên y hộc cổ truyền đã sử dụng từ lâu.

Sau này có một số nghiên cứu cho thấy công dụng giãn mạch và chống đông máu sau khi sử dụng bạch truật.

Mô tả bạch truật.

Bạch truật là một loại thảo dược, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Bạch truật cao khoảng 0,3-0,8m.

ứng dụng bạch truật trong điều trị hội chứng thận hư
ứng dụng bạch truật trong điều trị hội chứng thận hư

Khi sử dụng bạch truật để làm thuốc, bạn chọn thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai.

Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, sốt ra mồ hôi.

Mô tả cây bạch truật tránh nhầm các loại cây khác
Mô tả cây bạch truật tránh nhầm các loại cây khác

Bên cạnh đó, thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.

Với bài thuốc chữa thận hư từ đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật hi vọng cũng giúp ích được một số người bệnh thận hư và suy thận nhẹ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button