Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, một số tên thường gọi khác là tầm phốc, bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà.

Trong cây tầm bóp có chứa thành phần và hoạt chất tốt như các alkaloid, cacbohydrat, các chất xơ, chất béo, protein, các loại vitamin như vitamin A, C,… còn rất nhiều loại khoáng chất magie, kẽm, sắt, photpho.

Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bóp cũng tăng cường việc tạo ra các tế bào bạch cầu giúp loại bỏ các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể…

Theo một số tài liệu và giáo sư nguyễn công đức cũng đã nói : dân trung quốc còn sủ dụng cây tầm bớp uống để giải chất phóng xạ ở các khu dân cư bị ảnh hưởng chất phóng xạ.

Cây tầm bóp là loại thảo dược ăn được, dễ sinh trưởng và phát triển, chính vì thế mà chúng thường mọc hoang khắp nơi. Trẻ em vùng quê thường hái trái tầm bóp để ăn nhằm xua tan cái nóng của ngày hè oi bức. Đồng thời, giúp giải nhiệt, giải độc gan và làm mát cơ thể.

Tác dụng cây tầm bóp.

cây tầm bóp chữa ho viêm
cây tầm bóp chữa ho viêm

Trong y học cổ truyền, cay tầm bóp có tính mát, vị đắng và không có độc có công dụng thanh nhiệt, chỉ khái, khu đàm.

Bên cạnh đó, trái thù lù có tác dụng tiêu đờm, lợi tiểu, chữa đau họng, hạ sốt cùng một số công dụng nổi bật khác như:

Công dụng của cây thù lù giúp ngăn ngừa bệnh tim và làm giảm lượng cholesterol trong máu.

  • Tác dụng thù lù giúp phục hồi tổn thương các mô cơ trong cơ thể.
  • Trái thù lù có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
  • Công dụng của quả thù lù giúp sáng mắt, chữa ho khản tiếng, ho có đờm.
  • Thù lù chữa bệnh chàm, thủy đậu, phát ban đỏ và bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.
  • Có tác dụng chữa sưng đau yết hầu, chữa cảm lạnh, giúp hạ sốt.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • bệnh Scorbut và phòng ngừa sỏi tiết niệu – bàng quang.
  • Giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch, giúp ổn định huyết áp, chống co thắt và tình trạng máu không đông ở người tiểu đường.

Một số bài thuốc sử dụng cây tầm bóp

Cây tầm bóp trị bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt siêu vi.

Cách sử dụng : lấy 50g lá cây tầm bóp rửa sạch, đem đi xay hoặc giã nhuyễn, sau đó nấu nước với hoa và cành trộn đều với nước cốt của lá để uống. Chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày.

Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần, bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Điều trị bệnh ho có đờm.

Cách sử dụng : cây tầm bóp15g dược liệu khô hoặc 50g dược liệu tươi đều được Mang đi rửa sạch để loại bỏ đất cát, tạp chất và cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước trong vòng 15 phút.

Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, nấu uống trong vòng 5 – 7 ngày triệu chứng ho sẽ thuyên giảm.

Trị bệnh viêm phế quản.

thành phần : 9g cát cánh, 3g cam thảo và 30g thù lù tươi. Mang tất cả dược liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng với 800ml nước, sắc đến khi nước thuốc cạn còn một nửa thì ngưng.

Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 10 ngày và ngưng 1 tuần rồi thực hiện liệu trình như ban đầu đến khi khỏi bệnh.

Trị bệnh chàm và tay chân miệng.

Tầm bóp có thể chữa được bệnh chàm và tay chân miệng ở trẻ nhỏ khi bạn áp dụng bài thuốc sau đây:

Lấy 100g thù lù tươi hoặc 30g dược liệu khô mang rửa sạch để loại bỏ tạp chất Sau đó, cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày.

Để bệnh nhanh khỏi hơn, bên cạnh việc uống thuốc mỗi ngày thì bạn hãy dùng lá thù lù giã nhuyễn để đắp lên da. Hãy kiên trì áp dụng bài thuốc trên để bệnh nhanh chóng khỏi hoàn toàn.

Phòng bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu

Cây thù lù chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bạn tránh xa các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu được các vấn đề về tim.

Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây có thể làm giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp bạn trách được các bệnh liên quan đến hàm lượng độ cholesterol cao ví dụ như bệnh đột quỵ. Ngăn ngừa tổn thương mô cơ trong cơ thể Vitamin C có trong cây tầm bóp giúp cơ thể ngăn ngừa đau nhức và tổn thương ở các mô cơ sau khi tập thể dục.

Giúp sáng mắt

Tiêu thụ một lượng cây thù lù có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt, giúp mắt bạn thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng. Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể.

Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi thận.

Cây thù lù có chứa nhiều vitamin C nên khá hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường vì nó giúp tăng insulin trong máu.

Ngoài ra, vitamin A có trong cây thù lù giúp hình thành lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương.

Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể. Vitamin C có trong cây thù lù cũng có khả năng chữa lành vết thương, bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.

cây tầm bóp
cây tầm bóp

Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp.

Để sử dụng dược liệu hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng.

không sử dụng chung với thuốc tây.

Đặc điểm cây tầm bóp.

Cây tầm bóp cao từ 50 – 90cm, thuộc loại cây thân thảo.

Thân có nhiều cành, thường mọc rủ xuống đất.

Lá cây hình bầu dục, có màu xanh, dài khoảng 0,3cm và rộng từ 0,2 – 0,4cm. Lá mọc so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài.

Hoa màu trắng, mọc đơn độc, cánh hoa mỏng có 5 cánh, nhụy vàng. Đài hoa màu xanh có hình chuông, bên ngoài bao phủ bởi lớp lông tơ mịn.

Quả thù lù hình tròn được bao một lớp vỏ ngoài như lồng đèn , cây tầm bóp phân biệt quan trọng nhất là trái. Nhìn không có trái nào giống cây này . Quả có màu xanh khi còn nhỏ và chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu cam khi chín. Bao bọc bên ngoài quả là lớp đài bảo vệ, dùng tay bóp vào quả sẽ thấy có tiếng kêu.

Phân biệt các loại cây tầm bóp Trong tự nhiên có rất nhiều loại tầm bóp khác nhau, có thể phân biệt dựa trên đặc điểm sau:

Cây Thù lù cạnh: Có đặc điểm miêu tả bên trên, thường được dùng nhiều làm thuốc.

Thù lù nhỏ (Physalis minima): Là loại cây thuộc loại thảo hằng niên, cao khoảng 40cm, thân có lông. Lá có phiến dài từ 2 – 9cm, rộng 1 – 5cm, mép lá có răng thưa, mặt có lông mịn, cuống dài 1 – 5cm. Hoa màu vàng nhạt, nhỏ, tràng hoa có đốm nâu.

Thù lù lông: Cây cao gần 1m, phủ đầy lông, nhiều nhánh, cành non mọc đứng. Lá có phiến xoan tam giác, gốc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có thùy cạn, dài 3,5 – 10cm, rộng 2 – 5cm và có lông mềm. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có màu vàng, đài cao 5mm, có lông, tràng hình chuông. Quả thù lù lông mọng, hình cầu, màu vàng, to khoảng 1,5cm, mang đài tồn tại to, vỏ mỏng có lông.

Cây thù lù đực (cây lu lu đực, cây nút áo): Thân hơi có lông, cao 50 – 80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài từ 4 – 15cm, rộng 2 – 3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5 – 8mm, khi non màu lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím. Toàn cây có chất độc, khi vò có mùi hôi.

Tác dụng của thù lù cạnh và tác dụng cây thù lù đực khác nhau, do đó khi sử dụng cần phân biệt chính xác, tránh nhầm lẫn.

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button