Nấm bọc hay Nấm trứng lớn – Calvatia lilacina.

Mô tả: Thể quả có dạng cầu hay đu đủ non, gồm hai phần: phần sinh sản có dạng đầu nằm ở trên và phần không sinh sản có dạng gần hình trụ, hơi thót lại, nằm ở dưới và tạo nên cuống của thể quả.

Thể quả có hai lớp vỏ: lớp ngoài nhẵn, giòn, lúc đầu màu trắng, về sau có màu nâu hồng, vỏ trong rất mỏng và dính sát vào mô. Mô lúc đầu trắng, gồm nhiều khoang nhỏ, về sau chúng biến thành dạng bột màu nâu tím tối và tách khỏi phần không sinh sản bằng một vách ngăn nhẵn. Bào tử hình cầu, có gai, sợi xoắn, phân nhánh ít.

Nơi sống và thu hái: Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào
lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8.

Nấm bọc hay Nấm trứng lớn - Calvatia lilacina.
Nấm bọc hay Nấm trứng lớn – Calvatia lilacina.

Nấm chân chim, Nấm liệt diệp – Schizophyllum commune F

Mô tả: Thể bào tử hình quạt màu trắng tro, dính vào gỗ mục ở phía bên cạnh, không cuống, chất da được tạo thành từ một loại sợi nấm. Mũ nấm có đường kính tới 5cm với mép dạng cái xẻng, mảnh.

Mặt trên mũ có màu nâu sáng, có lông. Các phiến phân bố dạng quạt, màu hồng. Khi trời khô, mép các phiến xẻ đôi, khi trời ẩm mép phiến uốn thẳng lại.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác.

Nấm chân chim, Nấm liệt diệp - Schizophyllum commune F
Nấm chân chim, Nấm liệt diệp – Schizophyllum commune F

Nấm cỏ tranh hay Nấm trắng – Agaricus campestris

Mô tả: Mũ nấm lúc đầu tròn, mép dính chặt vào cuống, hình thành một bao riêng, sau lồi lên, mũ có dạng bán cầu dẹp, có màu trăng trắng hoặc nâu nhạt. Mặt mũ nhẵn bóng, dạng sợi.

Thịt trắng, đôi khi hơi hồng (màu trắng ra ngoài không khí trở thành màu hồng) rồi nâu.

Cuống nấm hình trụ, khi còn non ngắn, mập, lúc già kéo dài ra, nhẵn, màu trắng.

Khi bao riêng tách, nó tạo thành một vòng dạng màng, màu trắng trên cuống.

Phiến rơi, màu trắng sau biến thành màu đỏ thịt và cuối cùng là màu nâu tím sẫm.

Bào tử hình bầu dục, màu nâu.

Nơi sống và thu hái: Nấm mọc trên đất nhiều mùn, bờ ruộng hay bãi cỏl âu năm có cỏ tranh và các loại cỏ, có khi trên đất bón phân ngựa, thường gần chuồng nuôi gia súc.

Nấm Cỏ Tranh Bổ, nhuận tràng, tăng cường hệ thống miễn dịch
Nấm Cỏ Tranh Bổ, nhuận tràng, tăng cường hệ thống miễn dịch

Nấm dai, Nấm dạ báo – Lentinus tigrinus

Mô tả: Mũ nấm hình phễu đường kính 2-15cm, màu trắng, ở mặt trên phủ vẩy dạng lông màu nâu sáng.

Thịt nấm màu trắng.

Phiến nấm màu trắng, men dài xuống cuống hẹp; cuống lệch, dài 3-5cm, màu trắng đục, có phủ vẩy như mũ, không có vòng và bao gốc.

Thường xuất hiện vào tháng 3-11

Nơi sống và thu hái: Nấm này mọc từng cây riêng lẻ hay thành cụm lớn trên thân cây gỗ hay trên các loại gỗ mọc ở rừng.

Nấm mọc quanh năm, nhất là sau khi mưa, phát triển mạnh vào mùa hè trong thời tiết ẩm ướt.

Nấm dai, Nấm dạ báo - Lentinus tigrinus
Nấm dai, Nấm dạ báo – Lentinus tigrinus

Nấm dắt, Nấm tua rua, Nấm mối mũ nhỏ, Nấm vuốt

Mô tả: Mũ nấm khi còn non hình chuông, sau vươn lên có dạng nón.

mũ thường rách, khô, màu xám đến màu gan gà.

Thịt nấm mỏng, màu trắng. Mũ nhỏ, đường kính 1,5-3cm. Cuống nấm mảnh, cao 4-5cm, đường kính cuống 0,2-0,5cm màu trắng, chất thịt sợi.

Nơi sống và thu hái: Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.

Nấm dắt, Nấm tua rua, Nấm mối mũ nhỏ, Nấm vuốt
Nấm dắt, Nấm tua rua, Nấm mối mũ nhỏ, Nấm vuốt

Nấm mào gà, Nấm kèn vàng hay Nấm vàng da cam

Mô tả: Nấm cao 4-12cm. Thể quả hình phễu, màu vàng lòng đỏ trứng hay vàng da cam pha thêm màu mận. Cuống hình trụ nạc, hơi cong.

Mũ nấm rộng 3-9cm, lúc đầu bẹt sau lõm, trơn, mép thường nứt và cong vào trong; thịt nấm dày, giòn, màu vàng sáng. Bào tầng phủ những nếp men xuống chân.

Bào tử hình bầu dục, không màu.

Nơi sống: Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên đất mùn trong rừng vào mùa hè, mùa thu. Gặp phổ biến ở miền Bắc nước ta, ở rừng Trường Sơn, rừng vùng Đà Lạt.

Nấm mào gà, Nấm kèn vàng hay Nấm vàng da cam
Nấm mào gà, Nấm kèn vàng hay Nấm vàng da cam

Nấm mối

Mô tả: Mũ nấm khi còn non hình chuỳ hơi gồ ở đỉnh, khi trưởng thành có dạng nón, dạng bán cầu dẹp lồi ở đỉnh. Mặt mũ màu nâu, nâu vàng.

Khi ẩm mặt hơi dính sau trở nên khô, đôi khi có những đường hằn phóng xạ. Phiến nấm ban đầu màu trắng, sau chuyển sang màu vàng hay hồng nhạt.

Cuống nấm rất dài, gồm phần trên đất màu trắng xám, có khi phình dạng củ, và phần dưới đất nhỏ hơn, kéo dài tới 30cm hay hơn nữa (tới 70cm).

Nơi sống và thu hái: Nấm mọc trên đất rừng, đồi gò ven rừng, thường có liên hệ với các tổ mối, thành từng đám. Thể sợi của nấm mọc trong tổ mối, chúng dùng các chất hữu cơ sản phẩm của mối gỗ vụn do mối tha về, chất gắn do mối thả ra.

Thường gặp nhiều vào mùa mưa ở nhiều nơi của nước ta.

Nấm mối
Nấm mối

Nấm sữa, Nấm nhũ sinh – Lactarius deliciosus

Mô tả: Nấm có mũ hình phễu, đường kính 5-10cm, màu da cam đốm màu bạc với các bản khá sít
nhau, mép mũ lúc đầu cuộn lại sau giãn ra, khi già có màu xanh lục.

Chân ngắn 2-7cm, đồng màu, trên đó có những hốc nhỏ sậm màu hơn. Thịt xốp dễ gãy, lúc đầu màu trắng rồi da cam, sau cùng là màu lục.

Ở chỗ gãy sẽ tiết ra chất sữa màu cà rốt, sau hoá xanh sẫm.

Nơi sống và thu hái: Nấm mọc ở đất, thường xuất hiện vào mùa hè, thu dưới tán rừng.

Nấm sữa, Nấm nhũ sinh - Lactarius deliciosus
Nấm sữa, Nấm nhũ sinh – Lactarius deliciosus

Nấm tán da cam – Amanita caesarea

Mô tả: Chụp nấm có mũ hình bán cầu, đường kính 8-20cm, màu vàng (da cam), mép mũ có khía giả.

Chân nấm màu vàng kim, với vòng các phiến màu vàng kim, bao gốc to màu trắng. Thường xuất hiện vào đầu mùa thu.

Nơi sống và thu hái: Loài nấm này gặp mọc trên đất rừng.

Nấm tán da cam - Amanita caesarea
Nấm tán da cam – Amanita caesarea

Nấm thông, Nấm gan bò – Boletus edulis Bull.

Mô tả: Mũ nấm lúc nhỏ dạng bán cầu, về sau phẳng lúc non màu tím, về sau có màu nâu hoặc
vàng, đường kính tới 15cm mép mũ lượn sóng.

Thịt nấm dày, màu trắng, không biến màu trong không khí. Cuống nấm to, mập, hình trụ hoặc hình chuông, phồng lên ở gốc, dài 5-8cm, đường kính 2-3cm, đồng màu với mũ hay nhạt hơn, đặc, chất thịt màu trắng.

Thường xuất hiện tháng 4-10.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc đơn độc hay thành cụm trên đất rừng, đặc biệt là rừng có xen kẽ loại cây lá kim, như Thông hai lá, Thông ba lá, ở nhiều nơi trong các tỉnh vùng trung du và miền núi của nước ta.

Nấm thông, Nấm gan bò - Boletus edulis Bull.
Nấm thông, Nấm gan bò – Boletus edulis Bull.

Nấm xốp hồng, Nấm xốp nón – Russula emetica

Mô tả: Mũ nón hình cầu, sau vươn lên dạng phẳng rồi lõm xuống.

Mặt nhẵn bóng, lấp lánh, mép có vết nhăn tương ứng với phiến.

Màu từ hồng nhạt đến hồng tối, sau biến thành màu vàng nâu. Đường kính mũ 3-10cm.

Thịt nấm màu trắng, giòn và dễ gẫy, hơi hồng ở dưới lớp da dễ tách cuống nấm hình trụ, màu trắng hơi hồng, dài 5-7cm, đường kính 1-2cm, nhăn và dễ vỡ.

Nơi sống và thu hái: Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng.

Nấm xốp hồng, Nấm xốp nón - Russula emetica
Nấm xốp hồng, Nấm xốp nón – Russula emetica

Nguyên lý cơ bản một số nấm ăn được.

không sáng bóng.

Không có đốm trắng trên nấm.

màu sắc đồng điều không bóng.

Nên hạn chế nấm màu đỏ hoặc đen.

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button