1. Đặc điểm của cây Bạch Chỉ

  • Tên khoa họcAngelica dahurica.
  • Họ: Hoa tán (Apiaceae).
  • Đặc điểm hình thái:
    • Cây sống lâu năm, thân thảo, cao từ 0.5m đến 2m.
    • Thân rỗng, mập, đường kính dao động từ 2cm đến 3cm.
    • Lá to, xẻ lông chim, màu xanh.
    • Hoa màu trắng mọc thành cụm ngay đầu cành hoặc kẽ lá.
    • Củ hình chùy dài từ 10cm đến 20cm, màu nâu vàng.
  • Dược liệu: Rễ cây Bạch Chỉ.

2. Tác Dụng và Công Dụng

  • Tác dụng:
    • Kháng khuẩn, giảm đau, giúp tàn hàn, tiêu mủ, trừ phong, giải độc, chỉ thống, hoạt huyết, táo thấp.
  • Công dụng:
    • Trị viêm mũi xoang, đau đầu, cảm cúm, mụn nhọt, táo bón.
    • Bài thuốc trị viêm xoang: Lấy Bạch Chỉ tán bột.

3. Bài Thuốc Phổ Biến

  • Bài thuốc trị mụn nhọt:
    • Kết hợp Bạch Chỉ với các dược liệu khác để làm thuốc trị mụn nhọt.
  • Bài thuốc trị đau đầu:
    • Sử dụng Bạch Chỉ kết hợp với các dược liệu khác để giảm đau đầu.
  • Bài thuốc trị viêm xoang:
    • Lấy Bạch Chỉ tán bột và sử dụng.

Các Bài thuốc sử dụng bạch chỉ Của GS Đỗ Tất Lợi Và Lê Hữu Trác:

Trị thương hàn cảm cúm:

Bạch chỉ 40g, cam thảo(sống) 20g, gừng 3 lát, hành 3 củ, táo 1 trái, đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi.

Trị mũi chảy nước trong:

Bạch chỉ, tán bột. Dùng hành giã nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g với nước trà nóng.

Trị nhứt đầu ở chính giữa đỉnh đầu (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả):

Bạch chỉ (sao) 100g, xuyên khung (sao), cam thảo (sao), xuyên ô đầu (nửa sống, nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc bạc hà, tế tân.

Trị đau nhứt nửa đầu :

Bạch chỉ, tế tân, thạch cao, nhũ hương, một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại.đầu ót .

bạch chỉ nam chữa ho
bạch chỉ nam chữa ho

Ngoài ra còn có một số bài thuốc khác sử dụng bạch chỉ :

Phong nhiệt mẩn ngứa:

Rễ bạch chỉ, Đơn kim, Đơn đỏ, mỗi vị 30g, sắc uống.

Chữa mụn nhọt, mưng mủ:

Bạch chỉ nam 12g, Kim ngân hoa 20g, Hạ khô thảo 12g, Xương bồ 12g, Gai bồ kết 12g, Kinh giới 8g, Hà thủ ô 12g, Vảy tê tê 12g.

Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 400ml, người lớn chia 3 lần uống trong ngày, trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống 50-100ml ngày uống 2 lần.

Đau bụng, kém tiêu, tiêu chảy:

Bạch chỉ nam 20g, Trần bì 12g, Hậu phác nam 8g. Sắc uống.

Chữa mẩn ngứa dị ứng:

Bạch chỉ nam 12g, Kim ngân hoa 12g, Hoa khế tươi 30g, Lá cối xay 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa cảm mạo, sốt nóng:

Bạch chỉ nam 12g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, Kinh giới 8g, Sài đất 16g, Cát căn 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trị trĩ ra máu:

bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn.

Trị trĩ sưng lở loét:

trước hết, lấy tạo giác đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột bạch chỉ, bôi.

Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm:

Bạch chỉ, hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.

Trị răng đau do phong nhiệt 1:

Bạch chỉ 4g, chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng xát vào chân răng.

Trị răng đau do phong nhiệt 2:

Bạch chỉ, ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm.

Trị tiểu khó do khí (khí lâm):

Bạch chỉ, tẩm dấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc mộc thông và cam thảo.

Trị đầu đau, mắt đau:

Bạch chỉ 16g, ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà.

Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh táo:

Bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4 – 5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn.

Trị chứng trường phong:

Bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm

Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm:

Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.

Trị mũi chảy nước trong:

Bạch chỉ, tán bột. Dùng hành giã nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g với nước trà nóng.

Chữa bệnh đại tràng

Sử dụng cây Bạch Chỉ chữa bệnh đại tràng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Đặc biệt với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm thì nên sử dụng bạch chỉ.

Theo giáo sư đỗ tất lợi chỉ sử dụng bạch chỉ va xuyên bạch chỉ nhưng trong dân gian thường sử dụng bạch chỉ nam.

trong khi đó chưa có đều tài nào nguyên cứu chuyên sâu về cây này . nên mong mọi người khi sử dụng bài thuốc cần phân biệt rõ ràng

Phân biệt bạch chỉ nam

Tên tiếng việt:

Mát rừng, bạch chỉ nam (Mundulea pulchra Colebr)

Tên khoa học:

Millettia pulchra (Colebr. ex Benth.) Kurz thuộc họ đậu.

Thành phần hóa học :

tinh bột ( chưa có đề tài nguyên cúu )

Mô tả:

bạch chỉ nam
bạch chỉ nam

Cây bụi, nhỡ, cao 5-7m. • Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 11-17 lá chét. Hoa màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá gần ngọn. Quả đậu hình dao, nhẵn, cứng. hạt hình trứng dẹt, màu vàng nhạt.

Bộ phận dùng: rễ và củ.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc miền trung du và núi cao. Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ. Rửa sạch thái phiến phơi khô.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây bạch chỉ nam.

Phong nhiệt mẩn ngứa:

Rễ bạch chỉ nam, Đơn kim, Đơn đỏ, mỗi vị 30g, sắc uống.

Chữa mụn nhọt, mưng mủ

Bạch chỉ nam 12g, kim ngân hoa 20g, Hạ khô thảo 12g, Xương bồ 12g, Gai bồ kết 12g, Kinh giới 8g, Hà thủ ô 12g, Vảy tê tê 12g. Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 400ml, người lớn chia 3 lần uống trong ngày, trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống 50-100ml ngày uống 2 lần.

Đau bụng, kém tiêu, tiêu chảy:

Bạch chỉ nam 20g, trần bì 12g, hậu phát nam 8g. Sắc uống.

Chữa mẩn ngứa dị ứng:

Bạch chỉ nam 12g, kim ngân hoa 12g, Hoa khế tươi 30g, Lá cối xay 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa cảm mạo, sốt nóng:

Bạch chỉ nam 12g, Bạc hà 8g, cam thảo nam 12g, Kinh giới 8g, Sài đất 16g, Cát căn 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

5. Tóm Tắt

Cây Bạch Chỉ, với rễ là dược liệu quý, có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền. Hãy cân nhắc sử dụng nó trong việc duy trì sức khỏe và điều trị bệnh.


Câu hỏi thường gặp:

  1. Cây Bạch Chỉ có tác dụng gì?
  2. Cách sử dụng Bạch Chỉ trong điều trị viêm xoang?
  3. Làm thế nào để làm thuốc trị mụn nhọt từ Bạch Chỉ?
  4. Bạch Chỉ có thể giúp giảm đau đầu không?
Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button