Đốt sống cổ gồm : 7 đốt sống quy ước ký hiệu từ C1 đến C7, quá trình thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở bất kì đốt sống nào từ C1 đến C7 và thường gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy.

Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở đốt sống cổ c5, c6 và c7 vì những đốt sống này thường chịu nhiều tác động từ trọng lượng của phần đầu.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì gây đau nhức và tê mỏi, nặng thì có thể gây teo cơ, thậm chí là tê liệt suốt đời

7 đốt sống cổ quy ước ký hiệu từ C1 đến C7
7 đốt sống cổ quy ước ký hiệu từ C1 đến C7

Tóm tắt nội dung

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân :

  • Lão hóa tự nhiên.
  • Tư thế hoạt động và làm việc.
  • Di truyền.
  • Chấn thương, tai nạn.
  • Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng.
  • Nằm ngủ sai tư thế.
  • Do thói quen ăn uống.

Nhưng đa số người bị thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu là bệnh nghề nghiệp.

Những tư thế hoạt động và làm việc không đúng tư thế gây thoái hóa đốt sống cổ như cúi đầu, gập hoặc xoay cổ nhiều, thường xuyên mang vác nặng trên vai và cổ. Nguyên nhân này thường tập chung ở những người làm việc chân tay, dân văn phòng.

nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ
nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Những triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:

Hạn chế vận động.

Người bệnh sẽ gặp khó khăn và bị giảm phạm vi hoạt động của vùng cổ như xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu…

Đau mãn tính.

Những cơn đau cấp tính sẽ giảm dần và chuyển thành những cơn đau kéo dài, thường xuyên hơn.

Tổn thương ngoài cổ.

Bên cạnh triệu chứng đau vùng cổ, người bệnh còn có những triệu chứng kèm theo như đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…

Triệu chứng Lhermitte.

Đây là một triệu chứng đa xơ cứng, người bị sẽ có cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân.

Cứng cổ buổi sáng.

Khi có không khí lạnh kèm theo tư thế ngủ không đúng vào ban đêm có thể gây cứng cổ và buổi sáng. Triệu chứng này là rất phổ biến, người bệnh sẽ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.

Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương và sụn cột sống cổ dần dần thoái hóa. Những thay đổi này có thể bao gồm:

Mất nước đĩa đệm: 

Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống . Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.

Thoát vị đĩa đệm:

Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) – đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.

Gai xương :

Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố. Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.

Xơ hóa dây chằng .

Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.

Chi phí mổ thoái hóa đốt sống cổ hết bao nhiêu?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mổ khác nhau như phẫu thuật nội soi, giải phóng áp lực đĩa đệm bằng tia laser, thay đốt sống, tạo hình đốt sống qua da,…

Tùy thuộc vào phương pháp mổ và dịch vụ của mỗi bệnh viện mà chi phí mổ sẽ khác nhau:

Chi phí mổ hở dao động vào khoảng 15 – 20 triệu đồng/1 ca mổ

Chi phí mổ nội soi dao động vào khoảng 20 – 40 triệu đồng/1 ca mổ

Chi phí mổ cần những kĩ thuật khó hơn, tổng chi phí có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng/1 ca mổ

Quá trình phục hồi:

Sau khi mổ, quá trình phục hồi sức khỏe cần có sự kết hợp giữa thuốc giảm đau, đeo nẹp cổ hoặc liệu pháp vật lý trị liệu.

Thay đổi lối sống sinh hoạt:

Đây là điều cần thiết sau quá trình phẫu thuật, người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, điều trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu sẽ giúp quá trình phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Bài tập giảm đau mỏi vai gáy và cổ

Hướng dẫn cụ thể : Bài tập cột sống cổ

1.1 Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế gấp

thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi thoải mái trên ghế, đúng vị thế (đầu và thân mình thẳng, hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân).

Đặt một bàn tay sau gáy rồi nhẹ nhàng đẩy cằm về phía ngực. Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, rồi làm lại 10 lần. Mỗi ngày tập 02 lần

1.2 Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế nghiêng về phía bên

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người bệnh ngồi, hoặc đứng thoải mái, đúng vị thế. Tay phải duỗi, dạng dọc theo thân mình.

Đặt bàn tay trái lên đỉnh đầu sau đó từ từ nghiêng đầu về bên phải (trong khi tay kéo đầu xuống phía bên trái) để làm giãn các cơ bên phải cột sống cổ.

Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, rồi làm lại 10 lần. Tập lại tương tự với phía bên trái, làm 10 lần như vậy cho mỗi bên. – Mỗi ngày tập 02 lần.

1.3 Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngửa ra phía sau

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi trên ghế thoải mái, đúng vị thế như trong bài tập 1.

Đặt lòng bàn tay phải lên trán. Sau đó từ từ và nhẹ nhàng đẩy đầu ngửa ra phía sau.

Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần.

Mỗi ngày tập 02 lần

1.4 Kéo giãn cơ nâng vai

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi thoải mái, đúng vị thế, tay trái duỗi dọc theo thân mình, bàn tay bám vào mép ghế.

Đặt bàn tay phải lên đỉnh đầu, sau đó kéo nhẹ đầu xuống phía bên phải, mắt nhìn về phía bên phải.

Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần như vậy.

Tập tương tự đối với phía bên trái. Mỗi ngày tập 02 lần.

1.5 Duỗi cột sống cổ

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi thoải mái, đúng vị thế trên ghế.

Đặt lòng bàn tay trái (hoặc phải) lên sau gáy.

Sau đó từ từ đẩy đầu về phía sau, trong khi bàn tay đặt sau gáy giữ không cho cột sống cổ ngửa ra sau.

Giữ như vậy trong 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần.

Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần

1.6 Xoay cột sống cổ

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi thoải mái, đúng vị thế trên ghế.

Đặt lòng bàn tay phải lên phía nửa đầu và mặt bên phải, rồi đẩy nhẹ đầu vào lòng bàn tay, trong khi cố xoay đầu sang phải (không làm xoay cột sống cổ), giữ như vậy trong 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần.

Sau đó đặt lòng bàn tay trái lên phía nửa đầu và mặt bên trái, đẩy nhẹ đầu vào lòng bàn tay trong khi cố xoay đầu sang trái (không làm xoay cột sống cổ), làm lại 10 lần như vậy

Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần cho cả hai bên

1.7 Gấp cột sống cổ

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi thoải mái, đúng vị thế.

Đặt lòng bàn tay phải (hoặc trái) lên trán, sau đó Từ từ và nhẹ nhàng đẩy trán vào lòng bàn tay, không làm gấp cột sống cổ.

Giữ như vậy trong 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần. Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần

1.8 Nghiêng cột sống cổ sang bên

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi thoải mái, đúng vị thế.

Đặt lòng bàn tay phải lên phía nửa đầu, mặt bên phải

Sau đó từ từ đẩy nghiêng đầu vào lòng bàn tay nhưng

không làm nghiêng cột sống cổ.

Giữ như vậy trong 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần.

Tập tương tự như vậy đối với bên trái.

Ngày tập 1 đến 2 lần

Bài tập vận động cột sống cổ và khớp vai

2.1 Tư thế chuẩn bị

Người tập ngồi thư giãn (thả lỏng) trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc.

thân mình thẳng, đầu và cổ thẳng, hai vai ngang bằng nhau, hai tay duỗi dọc theo thân, trọng lượng dồn đều lên hai mông và hai chân.

Đặt trước mặt một chiếc gương có thể soi được toàn thân hoặc từ thắt lưng trở lên để có thể tự kiểm tra các động tác.

Nơi tập cần thoáng, đủ ánh sáng, yên tĩnh để người tập không bị phân tán trong khi thực hiện các bài tập.

2.2 Gấp và duỗi cột sống cổ

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Từ vị trí trung gian nói trên người tập từ từ cúi đầu về phía trước (gấp cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm sát vào ngực nếu có thể) kết hợp với thở ra hết.

Sau đó người tập từ từ ngửa đầu ra phía sau (duỗi cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (mặt song song với trần nhà nếu có thể) kết hợp với hít vào sâu, rồi tiếp tục tập lại động tác gấp và duỗi như đã làm ở trên…

Lưu ý: Chỉ tập gấp và duỗi cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

2.3 Nghiêng cột sống cổ sang bên phải và bên trái

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị, người tập từ từ nghiêng đầu và cổ sang bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên phải chạm vai phải nếu có thể), kết hợp với hít vào sâu…

Sau đó từ từ nghiêng đầu và cổ sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên trái chạm vai trái nếu có thể), kết hợp với thở ra hết, rồi tiếp tục tập lại động tác nghiêng sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên…

Lưu ý: Chỉ tập nghiêng cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

2.4 Quay cột sống cổ sang bên phải và sang bên trái

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Xoay đốt sống cổ

Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập quay mặt từ từ sang phía bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai phải nếu có thể) kết hợp với hít vào sâu, sau đó… …

Từ vị trí này người tập từ từ quay mặt sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai trái nếu có thể) kết hợp với thở ra hết, rồi lại tập quay sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên.

Lưu ý: Chỉ tập quay cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị

2.5 Vận động đầu và cổ ra phía trước và về phía sau

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Từ vị thế ngồi ở tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập vận động đưa đầu ra phía sau đến mức tối đa (kết hợp với hít vào), sau đó đưa đầu ra phía trước đến mức tối đa (kết hợp với thở ra), rồi tiếp tục tập lại như đã làm ở trên.

Lưu ý: Chỉ tập vận động đầu và cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

Tập vận động khớp vai

3.1 Nâng khớp vai lên và hạ xuống

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Từ vị thế ngồi như ở tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập từ từ nâng hai vai lên phía trên đầu cho đến mức tối đa (kết hợp với hít vào sâu), sau đó hạ vai xuống trở về vị trí ban đầu (kết hợp với thở ra hết).

Lưu ý: Chỉ vận động khớp vai hai bên, còn đầu, cổ và thân mình vẫn giữ ở vị thế ngồi thẳng, như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu.

3.2 Vận động hai vai ra trước và ra sau

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi như tư thế ban đầu, hai tay dạng ngang vai vuông góc, hai khuỷu tay gấp vuông góc, cẳng tay quay sấp.

Sau đó từ từ đưa hai khuỷu tay ra phía sau đến mức tối đa (kết hợp với hít vào sâu), rồi đưa hai khuỷu tay ra phía trước, hai cẳng tay bắt chéo nhau đến mức tối đa (kết hợp với thở ra hết).

Sau đó tiếp tục tập lại như đã làm ở trên.

Lưu ý: Chỉ vận động khớp vai hai bên, còn đầu, cổ và thân mình vẫn giữ ở vị thế ngồi thẳng, như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu

3.3 Xoay khớp vai

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Người tập ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu, hai tay duỗi dọc theo thân mình.

Sau đó từ từ xoay tròn hai vai theo chiều từ sau ra trước, rồi xoay theo chiều từ trước ra sau.

Lưu ý: Chỉ vận động khớp vai hai bên, còn đầu, cổ và thân mình vẫn giữ ở vị thế ngồi

Các bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ.

Uống hỗn hợp ngải cứu và mật ong.

Dùng mật ong kết hợp với ngải cứu để cải thiện tình trạng bệnh

Sử dụng ngải cứu kết hợp mật ong chữa thoái hóa đốt sống cổ là bài thuốc Nam được áp dụng phổ biến trong dân gian.

Thành phần hoạt chất aspirin được tìm thấy bên trong ngải cứu có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt, khả năng cải thiện các triệu chứng khó chịu do các bệnh lý về xương khớp gây ra.

Còn mật ong được biết đến như một loại thần dược trong Đông y, khi sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có tác dụng làm lành những tổn thương ở xương khớp.

Cách sử dụng ngải cứu kết hợp mật ong chữa thoái hóa đốt sống cổ rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

– Nguyên liệu:

400 gram ngải cứu tươi

3 thìa mật ong nguyên chất

– Cách thực hiện:

Ngải cứu sau khi mua về đem nhặt bỏ phần lá héo úa, sâu bệnh rồi rửa sạch bụi bẩn bằng nước.

Sau đó, cho ngải cứu vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để cho ráo nước.

Dùng dao thái nhỏ dược liệu rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn, thêm một ít nước lọc vào rồi vắt lấy nước cốt.

Hòa tan mật ong vào trong nước cốt lá ngải cứu, chia thành 2 phần để uống vào buổi sáng và trưa.

Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, chỉ sau khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến theo chiều hướng tốt.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc từ lá lốt

Dùng lá lốt ngâm rượu để chữa thoái hóa đốt sống cổ

Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong lá lốt chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, thành phần enzyme trong dược liệu này còn có khả năng tái tạo và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở đốt sống do bệnh thoái hóa gây ra.

Dùng lá lốt ngâm rượu trắng để chữa bệnh là phương pháp giúp mang lại hiệu quả khá tốt, rượu trắng sẽ có tác dụng phát huy tối đa công dụng của dược liệu.

Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Nguyên liệu:

300 gram cây lá lốt (cả thân, rễ, lá)

2 lít rượu trắng

– Cách thực hiện:

Lá lốt sau khi thu hái về thì đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn đất cát và bụi bẩn.

Vớt dược liệu ra để cho ráo nước rồi dùng dao cắt thành khúc ngắn. Cho toàn bộ lá lốt vào bình thủy tinh sạch, đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào rồi đậy kín nắp bình lại.

Ngâm dược liệu trong khoảng 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng, nên đặt bình ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Mỗi sử dụng lấy một lượng rượu vừa đủ ra thoa đều lên vùng đốt sống cổ và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 15 phút.

Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh chuyển biến tích cực.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ từ cây chìa vôi

Chìa vôi là dược liệu được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý về xương khớp

Chìa vôi là dược liệu được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý về xương khớp

Chìa vôi là dược liệu khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp rất tốt nhờ thành phần dược tính đa dạng trong chúng như phenolic, saponin, acid amin, acid hữu cơ, vitamin,…

Đây là những chất rất cần thiết đối với xương khớp, chúng có tác dụng giảm đau nhức do các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm gây ra.

Bên cạnh đó, chìa vôi còn có tác dụng đả thông kinh mạch, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể giúp giảm đau và hỗ trợ làm lành tổn thương ở đốt sống.

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

30 gram cây chìa vôi

20 gram cây tầm gửi

20 gram rau dền gai

20 gram trinh nữ

20 gram cỏ xước

– Cách thực hiện:

Tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi phơi khô dưới trời nắng to.

Cho dược liệu vào ấm cùng với 4 bát nước, đem sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp.

Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 3 phần bằng nhau sử dụng để uống hết trong ngày.

Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi tình trạng co cứng và đau nhức ở cổ.

Dùng mật ong và bột quế.

Kết hợp mật ong với bột quế giúp tăng khả năng kháng viêm và sát khuẩn.

Bột quế và mật ong đều là hai nguyên liệu có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, vì vậy bạn có thể sử dụng kết hợp hai nguyên liệu này để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Bên cạnh đó, thành phần chất chống oxy hóa bên trong dược liệu còn có tác dụng bảo vệ xương khớp khỏi các tác nhân gây hại và hỗ trợ làm lành tổn thương tại đây.

Bạn có thể dùng hai nguyên liệu trên để chữa bệnh theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

2 thìa mật ong

1 thìa bột quế

250ml nước ấm

– Cách thực hiện:

Cho mật ong và bột quế vào trong cốc nước ấm rồi dùng thìa khuấy đều cho tan hết.

Sử dụng hỗn hợp trên để uống ngay khi còn ấm, áp dụng cách này khoảng 2 lần/ngày.

Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm một cách rõ rệt.

Lưu ý: Không sử dụng bài thuốc từ mật ong và bột quế để chữa thoát vị đĩa đệm cho người bị tiểu đường, huyết áp cao, phụ nữ đang mang thai và những người bị nóng trong.

Kết hợp đinh lăng, trinh nữ và lá lốt để chữa bệnh

Đây là bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ được áp dụng phổ biến hiện nay và được nhiều người phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại.

Đinh lăng, trinh nữ và lá lốt đều là những dược liệu có khả năng cải thiện các bệnh lý về xương khớp rất tốt. Khi sử dụng kết hợp cả 3 nguyên liệu này với nhau để sắc nước uống hàng ngày sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau nhức do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Cách điều trị bệnh bằng bài thuốc này rất đơn giản, dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt, đinh lăng và cây trinh nữ

– Nguyên liệu:

Lá, thân, rễ của cây lá lốt

Thân cây đinh lăng

Cây trinh nữ

– Cách thực hiện:

Tất cả dược liệu trên đem đi rửa sạch, dùng dao chặt nhỏ rồi đem đi phơi khô.

Dược liệu sau khi phơi khô thì đem đi sao vàng, đợi cho nguội bớt rồi đổ vào bình thủy tinh sạch bảo quản dùng dần.

Mỗi ngày lấy khoảng 30 gram hỗn hợp trên cho vào ấm sắc với nước để uống thay cho nước lọc.

Áp dụng bài thuốc này một liệu trình là 7 ngày, sau đó nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình thứ 2. Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng ba chia

Dùng xương rồng hầm chung với cá lóc để ăn mỗi ngày cũng là một trong những phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt.

Ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền cho biết, xương rồng có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất đến vùng đốt sống bị tổn thương để hỗ trợ làm lành chúng.

Cá lóc là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là hệ xương khớp. Việc sử dụng hai nguyên liệu trên để chế biến thành món ăn bài thuốc chữa bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Xương rồng nấu cá lóc là món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt

Xương rồng nấu cá lóc là món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt

– Nguyên liệu:

1 con cá lóc khoảng 250 gram

2 – 3 nhánh xương rồng ba chia

– Cách thực hiện:

Cá lóc đem đi làm sạch, loại bỏ phần ruột, rửa qua nhiều lần nước rồi vớt ra để cho ráo. Cắt cá thành khúc ngắn vừa ăn rồi ướp với một ít gia vị.

Xương rồng ba chia đem gọt bỏ phần gai xung quanh, rửa sạch với nước rồi dùng dao thái thành lát mỏng.

Cho xương rồng vào chậu bóp đều với 3 thìa muối rồi rửa sạch lại với nước.Thực hiện bước này từ 2 – 3 lần để loại bỏ bớt lượng mủ bên trong xương rồng.

Cho xương rồng, cá lóc vào nồi cùng với 1 chén nước. Bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi cá chín thì tắt bếp.

Chia món ăn này thành nhiều phần để sử dụng hết trong ngày. Người bệnh nên ăn cá lóc nấu xương rồng liên tục trong 5 ngày để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Chữa thoát vị đĩa đệm từ đu đủ và đậu váng

Mễ nhân là dược liệu tự nhiên có tác dụng bồi bổ cơ thể, kháng viêm và hoạt huyết rất tốt. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này nấu chung với đu đủ xanh để ăn mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm đau nhức, hỗ trợ làm lành tổn thương ở đốt sống và giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Dưới đây là cách thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đu đủ và mễ nhân bạn có thể làm theo:

Dùng kết hợp đu đủ với mễ nhân để cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ

– Nguyên liệu:

30 gram đu đủ xanh

30 gram mễ nhân sống

– Cách thực hiện:

Đu đủ đem sau khi mua về thì gọt sạch phần vỏ bên ngoài, đem đi rửa sạch với nước rồi thái thành miếng nhỏ.

Cho đu đủ và mễ nhân vào nồi cùng với 2 bát nước sạch, đem sắc trên lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm là được.

Múc hỗn hợp trên ra bát, thêm một ít đường trắng vào khuấy đều và sử dụng để ăn ngay khi còn nóng.

Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Nếu các vị không có thời gian lấy thuốc hoặc thích uống bài thuốc đặc trị đau mỏi vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ của người chăm thì liên hệ với chúng tôi.

Thuốc nam chữa đau mỏi vai gáy và đốt sống cổ.

Thuốc Nam Thiên Tâm – Thuốc Nam Gia Truyền Của Dân Tộc Chăm.

Chuyên đặc trị:  viêm khớp, khô khớp, đau mỏi vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ.

Địa chỉ: 105 Nguyễn Thái Học – P5 – TP Tuy Hòa – Phú Yên.
Đội 4 – Ea Đin – Ea Bar – Thị Trấn Hai Riêng –  Sông Hinh – Phú Yên.
Điện thoại: 091234 06 12 – 091 3333 729.
Fax : 02573.828 838
Email: thuocnamthientam@gmail.com

Cảm ơn ! Thầy Ka Minh Sơn và Thầy Ka Sô Tíu đã chỉ dậy tận tình Bài thuốc chữa đau mỏi vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ. Được tạo ra từ các loại thảo mộc chính chỉ có ở khu vực miền núi nam trung bộ.

Những ai bị bệnh đau mỏi vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ đã chữa nhiều nơi nhưng không khỏi xin liên hệ với gia đình tôi để được tư vấn và điều trị.

Thuốc Nam Thiên Tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button