Cơm cháy, Sóc dịch – Sambucus javanica Reinw. ex Blume, thuộc họ Cơm cháy – Sambucaceae.

Mô tả:

Cây nhỡ sống nhiều năm, cao tới 3m.

Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì.

Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng, cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ.

Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép.

Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt.
Hoa tháng 5-8, quả tháng 9-11.

Bộ phận dùng:

Toàn cây – Herba Sambuci Javanicae.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Còn được trồng làm cây cảnh.

Trồng bằng cành hoặc gieo hạt vào mùa xuân. Thu hái cả cây vào mùa hè-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học:

Trong cây có các chất amyrin galmitate, acid ursol, stigmasterol, camposterol, tanin.

Tác dụng:

Vị hơi đắng, tính ấm. Rễ chống co thắt và tiêu phù thân và lá lợi tiểu, tiêu phù và giảm đau.

Công dụng:

Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp.

Thân và lá trị viêm thận, phù thũng.

Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.
Vào thời Tuệ Tĩnh, lá cây Cơm cháy đã được dùng nấu nước tắm cho bà đẻ.

Nay nhân dân thường dùng lá nấu nước đặc để rửa vết thương, tắm ghẻ lở và giã chung với giấm hay xào nóng đắp sưng vú.
Quả và vỏ được dùng sắc uống với liều 12 – 20g để thông lợi đại và tiểu tiện, chữa kiết lỵ, táo bón và thấp thũng.

Thân và lá cơm cháy trị viêm thận, phù thũng
Thân và lá cơm cháy trị viêm thận, phù thũng

Đơn thuốc:

  1. Đòn ngã bị thương: Dùng Cơm cháy (rễ) 60g, đun nước rồi uống. Cũng dùng lá tươi giã đắp chỗ bị thương.
  2. Viêm thận phù thũng: Dùng Cơm cháy (toàn cây) 30-60g, đun nước uống.

Những Nghiên Cứu Mới Nhất Về Cơm Cháy

Các nghiên cứu gần đây về Cơm Cháy đã tạo ra sự quan tâm rất lớn trong cộng đồng y học. Các kết quả khảo sát đã chứng minh hiệu quả của Cơm Cháy trong việc giảm viêm, bảo vệ gan và thậm chí là hỗ trợ trong điều trị ung thư. Điều này đang mở ra cánh cửa cho nhiều nghiên cứu tiềm năng hơn về loài cây này.

Những Nghiên Cứu Mới Nhất Về Cơm Cháy
Những Nghiên Cứu Mới Nhất Về Cơm Cháy

Kết Luận và Câu Hỏi Thường Gặp

Kết Luận: Cơm Cháy – Sambucus javanica Reinw. ex Blume – là một nguồn tài nguyên thảo dược quý báu với tiềm năng chữa trị và cải thiện sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên, việc sử dụng Cơm Cháy trong mục đích điều trị cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y học hoặc thầy thuốc đông y.

Cơm cháy Sambucus javanica Reinw Chữa Viêm Thận, Phù Thũng
Cơm cháy Sambucus javanica Reinw Chữa Viêm Thận, Phù Thũng

Câu hỏi thường gặp:

  1. Làm thế nào để chế biến Cơm Cháy để tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe?
  2. Cơm Cháy có tác dụng trong việc điều trị viêm nhiễm và các vấn đề tiêu hóa không?
  3. Có những lưu ý cần nắm khi sử dụng Cơm Cháy như là một bài thuốc đông y?
  4. Có nghiên cứu nào mới nhất về hiệu quả của Cơm Cháy trong điều trị bệnh lý nào đó?

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sức mạnh của Cơm Cháy và cách nó có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn thông qua y học tự nhiên. Hãy luôn tìm hiểu thêm và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button