Tóm tắt nội dung

Bài thuốc chữa thận hư đi tiểu ra hồng cầu.

  • cỏ nến 20g.
  • Khô thảo 50g.
  • Tiên hạc thảo 30g.
  • A giao 15g.
  • Hoàng cầm 20g.
  • Địa cốt bì 20g.
  • Mạch đông 15g.
  • Xa tiền tử 15g.
  • Sài hồ 15g.
  • Liên tử 15g.
  • Phục linh 15g.
  • Cam thảo 5g.
  • Hoàng kỳ 50g
  • Đảng sâm 50g.

Một số bài thuốc sử dụng cỏ nến

Điều trị nhiễm trùng tiểu thể huyết lâm

Người bệnh nhiễm trùng tiểu có triệu chứng tiểu khó, tiểu đau, nóng rát đường tiểu, tiểu máu, kèm sốt.

  • Sinh địa 40g.
  • Tiểu kế 20g.
  • Hoạt thạch 12g.
  • Mộc thông 12g.
  • Cỏ nến sao 20g.
  • Đạm trúc diệp 12g.
  • Ngẫu tiết 30g.
  • Đương quy 20g.
  • Chi tử 12g.
  • Trắc bá diệp 20g.
cỏ nến vị thuốc tốt chữa tiểu ra hồng cầu
cỏ nến vị thuốc tốt chữa tiểu ra hồng cầu

Bài thuốc chữa chứng thổ huyết.

Thành phần bài thuốc : Cỏ nến sao 80g.

Thực hiện: Mỗi lần dùng 4 – 8g uống cho đến khi triệu chứng ngưng hẳn.

Bài thuốc trị ứ máu và cầm máu do chấn thương

Thành phần bài thuốc : Cam thảo 2g, cỏ nến 5g, a giao hoặc cao ban long 4g.

Thực hiện: Đem sắc 3 chén còn 1 chén, nước 2 sắc 2 chén còn 1 chén. uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc trị chứng ho ra máu.

Thành phần bài thuốc : Lá sen (phơi khô, tán bột) và cỏ nến sao, các vị bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem dược liệu trộn đều, mỗi lần dùng 4 -8g uống với nước từ vỏ rễ của cây dâu.

Bài thuốc trị đau bụng kinh, rong huyết không dứt và kinh nguyệt không đều.

Thành phần bài thuốc : Lá lốt (tẩm nước muối sao) và cỏ nến (sao, tán bột) bằng lượng nhau.

Thực hiện: Luyện bột thuốc với mật làm thành viên to bằng hạt đậu xanh.

Bài thuốc trị đại tiện ra máu.

Thành phần bài thuốc : Vỏ củ cải khô (tán bột), lá sen (phơi khô, tán bột) và cỏ nến các vị bằng lượng nhau.

Thực hiện: Mỗi lần dùng 4 – 8g thuốc bột uống với nước cơm.

Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu

Thành phần bài thuốc : Sinh địa 15g, đông quỳ tử và cỏ nến mỗi vị 9g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị xuất huyết tử cung.

Thành phần bài thuốc : Liên phòng và cỏ nến mỗi vị 15g.

Thực hiện: Đem đốt thành than, mỗi lần dùng 15g sắc lấy nước uống. Nếu có thể suy nhược nên gia thêm đảng sâm 24g và hoàng kỳ 30g.

Bài thuốc trị tiểu ra máu, chảy máu cam, đờm có máu, ho ra máu, xuất huyết tử cung.

Thành phần bài thuốc : Rượu và nước (theo tỷ lệ 1:1) và cỏ nến (đốt thành than) 9g.

Thực hiện: Sắc uống cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu

Thành phần bài thuốc : Mạch môn, cỏ nến, sinh địa, xa tiền tử và ngưu tất, liều lượng được gia giảm tùy theo triệu chứng.

Thực hiện: Sắc uống đều đặn.

Bài thuốc trị chứng tức do bí tiểu

Thành phần bài thuốc :cỏ nến.

Thực hiện: Dùng vải bọc dược liệu sau đó đặt lên thận sau đó chổng hai chân trời 1 lúc thì thông được đường tiểu.

Bài thuốc trị tiểu ra máu, tiểu buốt rát

Thành phần bài thuốc :

  • Chích cam thảo 4g.
  • Sinh đại hoàng 20 – 30g.
  • Ngẫu tiết 12g.
  • Hoạt thạch 16 – 20g.
  • Đương quy (tẩm rượu) 12g.
  • Tiểu kế 12 – 16g.
  • Đạm trúc diệp 8 – 12g.
  • Cỏ nến (sao) 8 – 12g.
  • Mộc thông 6 – 12g.
  • Sơn chi nhân 8 – 12g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

 Ngoài ra, cỏ nến còn có tiềm năng trong điều trị các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, kháng viêm, ức chế miễn dịch…

Ở nước ta còn có cây cỏ nến nam (Typha javanica) có chiều cao 1.3 – 2.2m.

Loài thực vật này không chỉ được dùng để làm thuốc mà nhân dân còn sử dụng nhị hoa và mầm cây.

Thành phần hóa học cây cỏ nến.

Trong cây cỏ nến có các chất như isoramnetin, xitosterin, palmatic acid… Ngoài ra còn có tinh dầu và chất béo.

Trong cỏ nến có một flavonozit khi thủy phân sẽ cho isoramnetin C16H1207. Ngoài ra còn chất mỡ (10 – 30%) và chất xitosterin C27H460 (13%).

  • Các nghiên cứu trên động vật cho thấy cỏ nến dùng dạng nước sắc hay đắp tại chỗ có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu. Thuốc đốt thành than có tác dụng mạnh hơn.
  • Dược liệu này có có tác dụng tăng lượng máu của động mạch vành (nuôi tim), tăng lực co bóp của tim, tăng lưu thông máu, giúp hạ cholesterol máu rõ rệt. Nhờ đó, nó có thể phòng và trị xơ vữa động mạch.
  • Trên mô hình chuột bị đái tháo đường tuýp 2, vị thuốc có tác dụng tăng độ nhạy cảm với insulin và không gây tăng cân. Nghiên cứu khác tiến hành trên tế bào mỡ cũng xác nhận điều này.
  • Trên mô hình chuột chấn thương tủy sống, dịch chiết Bồ hoàng cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh, giúp phục hồi thần kinh, cải thiện chức năng vận động.
  • Dịch chiết này còn ức chế chức năng của các tế bào miễn dịch, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể khi có chất lạ xâm nhập. Vì vậy có tiềm năng trong điều trị các bệnh lý miễn dịch.
  • Các thí nghiệm khác còn cho thấy cỏ nến tác động lên tử cung làm tử cung co bóp tốt hơn, tăng nhu động ruột, kháng viêm…

Các nghiên cứu nhỏ tại các bệnh viện ở Trung Quốc cho thấy các dạng bào chế của dược liệu (bột, sắc nước) có thể trị tử cung sau sinh co kém, trị bệnh mạch vành, mỡ máu cao, tăng huyết áp, chàm, viêm đại tràng mạn.

Theo y học cổ truyền

Cỏ nến có vị ngọt, tính ấm, không độc, quy kinh can, tỳ, tâm bào.

Cỏ nến có tác dụng hoạt huyết, điều trị các tình trạng huyết ứ gây đau bụng, đau ngực, đau bụng kinh; điều kinh, cầm băng huyết, thông tiểu tiện.

Ngoài ra nó còn có tác dụng chỉ huyết (ngưng chảy máu), điều trị tình trạng chảy máu ngoài da do chấn thương, nôn ra máu, ho ra máu, tiểu máu…

Theo tài liệu cổ, cỏ nến phá huyết (trị huyết ứ) thì dùng sống, cầm máu thì sao đen.

Dùng sống chữa kinh nguyệt không thông, đau ngực, đau bụng, tiểu tiện khó khăn. Dùng sao đen chữa xuất huyết, chảy máu cam, tiểu máu…

Tài liệu ngày nay cho thấy để có tác dụng cầm máu, không nhất thiết phải sao đen.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng: 3 – 20g, bọc lại lúc cho vào thang thuốc, bôi đắp ngoài tùy theo yêu cầu.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không dùng. Bồ hoàng là vị thuốc điều trị huyết ứ (gây đau các vị trí trên cơ thể hoặc bầm tụ máu) hoặc xuất huyết (chảy máu ngoài da, nôn ra máu, chảy máu mũi, tiểu máu…).

Bộ phận dùng

Nhị đực của hoa (phấn hoa) được sử dụng để làm thuốc.non để làm thức ăn.

Phân bố

Ở nước ta, cây cỏ nến mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Bồ hoàng thường mọc ở những vùng sông rạch nước, đầm lầy và các dải đất ven ruộng. hu hái – sơ chế

Thu hái nhị hoa vào tháng 4, nên chọn ngày ít gió để dễ dàng hơn trong việc thu hoạch.

Sau khi hái về, đem cắt hoa phơi khô trong râm rồi loại bỏ tạp chất, lông, cuối cùng đem hạt nhỏ phơi khô để dùng dần.

Sau khi sơ chế, dược liệu bồ hoàng có chất bột mịn và có màu vàng tươi hoặc nâu nhạt.

Có thể dùng sống bồ hoàng hoặc đem bào chế theo cách sau:

  • Sao qua rồi dùng.
  • Bọc với giấy khoảng 3 lần rồi đem sắc vàng, ngâm nửa ngày rồi phơi khô.

Những lưu ý khi sủ dụng cỏ nến

Các trường hợp âm hư huyết ứ không nên dùng vị thuốc bồ hoàng.

Không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai và sinh non.

Theo một số tài liệu cổ cỏ nến còn có một số công dụng sau:

Theo đông y, cỏ nến có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh cam, tỳ và tâm bào.

Dùng sống có tác dụng tán ứ, lợi tiểu; dùng chín có tác dụng thu sáp, chỉ huyết.húc đẻ) Tác dụng đối với tử cung

Bồ hoàng có tác dụng tăng trương lực và gây co bóp tử cung – tác dụng rõ rệt đối với tử cung không mang thai.

Một số tác dụng khác

Thực nghiệm trên chó gây mê nhận thấy cây Bồ hoàng còn có tác dụng giảm cơn hen, lợi tiểu.

Tính vị qui kinh:

Vị ngọt, tính bình. Qui kinh Can, Tâm.

Sách Bản kinh: vị ngọt tính bình.

Sách Cảnh nhạc toàn thư, Bản thảo chính: vị hơi ngọt, tính hơi hàn.

Sách Bản thảo hội ngôn: để sống tính lương, sao lên vị sáp.

Sách Bản thảo cương mục: thủ túc quyết âm, phần huyết.

Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thiếu âm, thái dương, thái âm, túc dương minh, quyết âm.

Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập tỳ kinh.

Tác dụng dược lý:

Theo dược lý cổ truyền:

  • Hành huyết khứ ứ, thu sáp chỉ huyết, lợi tiểu.
  • Chủ trị các chứng tâm phúc thống, sau sinh đau do ứ huyết, đau kinh.
  • các chứng xuất huyết như: lạc huyết, nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, băng lậu, chấn thương xuất huyết, chứng huyết lâm, tiểu đau, khó đi tiểu.

Trích đoạn Y văn cổ:

Sách Bản kinh: ” chủ tâm phúc bàng quang hàn nhiệt, lợi tiểu tiện, chỉ huyết, tiêu ứ huyết. Uống lâu người khỏe nhẹ, khí lực tăng”.

Sách Dược tính bản thảo: ” Thông kinh mạch, trị phụ nữ băng huyết không cầm, chủ lợi huyết, cầm máu cam, trị niệu huyết, lợi thủy đạo”.

Sách Nhật hoa tử bản thảo: ” trị mụn lở ( sang tiết) tháo mủ ( bài nùng) trị phụ nữ đới hạ, kinh nguyệt không đều, huyết khí tâm phúc thống, đàn bà có mang bị thai ra máu.

Tiểu tiện không thông, trường phong tả huyết, du phong thũng độc, chảy máu mũi, thổ huyết, lợi sữa, cầm hoạt tinh, huyết lî, …

Cần phá huyết tiêu phù thì dùng sống, cần bổ huyết, chỉ huyết thì sao lên.”

Sách Bản thảo cương mục, quyển 19: Bồ hoàng ” lương huyết, hoạt huyết chỉ tâm phúc thống…”i mật.

Trị các chứng xuất huyết do nhiệt:

Cỏ nến sao 10g, nước và rượu mỗi thứ một nửa sắc uống.

Trị các chứng ho ra máu, chảy máu cam, tiêu tiểu có máu, xuất huyết tử cung.

cỏ nến đốt thành than, than Ngó sen đều 15g sắc uống. Nếu người bệnh yếu gia thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 25g. Trị xuất huyết tử cung cơ năng.

Hoặc sử dụng : cỏ nến, Đông quỳ tử đều 10g, Sinh địa 15g, sắc uống trị tiểu ra máu.

Phòng trị tử cung sau sinh co kém, nước ối ra không dứt:

Lôi Vĩnh Trọng cho 31 phụ nữ sau sinh uống bột cỏ nến sống mỗi lần 3g, ngày 3 lần, liền 3 ngày kết quả: đáy tử cung xuống trung bình 4,71cm; tổ đối chiếu 3,64cm, tốt hơn tổ dùng Cao Ích mẫu, đồng thời nước ối ra rất nhanh ( Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1963, 9:1).

Trị mạch vành:

dùng độc vị cỏ nến trị 66 ca bệnh động mạch vành, theo dõi 2 tháng, kết quả 89% bớt, hết đau thắt ngực, 48% điện tim được cải thiện, 58% huyết áp hạ, 60% cholesterol huyết thanh giảm, 94% triglycerit giảm rất tốt ( Viện nghiên cứu Trung y dược Hồ nam,1982, 9(3).6).

Trị chứng Lipid huyết cao:

dùng viên bọc đường cỏ nến, mỗi ngày uống tương đương 30g thuốc sống chia 3 lần trị 200 ca, so sánh kết quả trước và sau dùng thuốc, cholesterol và triglycerit giảm rất tốt.

Trị huyết áp cao:

Sở nghiên cứu trung y dược tỉnh Hồ nam dùng Viên thư tâm gồm :

  • sinh Bồ hoàng.
  • Tây Đảng sâm.
  • Xuyên Hồng hoa.
  • Khương hoàng phiến.
  • Nga truật.
  • Giáng hương.

trị 400 ca, theo dõi kết quả thuốc có tác dụng hạ áp trên dưới 90%.

Trị chàm:

Chúc hoa Dân dùng bột cỏ nến sống bôi vào vùng bị chàm trị 30 ca, tất cả đều khỏi sau 6 – 15 ngày điều trị, trong đó có 25 ca hết ngứa ngay từ hôm đầu ( Tạp chí Tân y dược học 1977,9:22).

Trị viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu:

Dương hiếu Huệ dùng nước chiết Bồ hoàng làm thành viên 0,3g mỗi lần uống 5 viên ngày 3 lần, đồng thời dùng dịch Bồ hoàng 5% – 100ml thụt lưu đại tràng, ngày 1 lần.

Kết quả: 17 ca triệu chứng lâm sàng được cải thiện, 2 ca khỏi, 4 ca khỏi cơ bản, 11 ca tốt, 1 ca không khỏi, tỷ lệ kết quả 94,12%, bổ thể C3 tăng lên mức bình thường ( Thông báo Trung dược 1987, 12(8): 48).

Liều dùng và chú ý:

  • Uống từ 3 – 20g khi cho vào thuốc thang.
  • Bồi đắp ngoài tùy theo yêu cầu.
  • Phụ nữ có thai không dùng ( Bồ hoàng sống có tác dụng co tử cung).
  • Không có triệu chứng ứ huyết không dùng ( Sách Bản thảo kinh sơ).

Hạ khô thảo

Ngoài ứng dụng hạ khô thảo trong điều trị thận hưsuy thận. hạ khô thảo còn sử dụng chữa trị các bệnh khác.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan B:

  • Sài hồ 12g.
  • Chi tử 8g.
  • Nhân trần 12g.
  • Hạ khô thảo 12g.
  • Chó đẻ răng cưa 30g.

Đem sắc 3 chén còn 1 chén, nước 2 sắc 2 chén còn 1 chén. uống ngày 1 thang, mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.

Dưỡng da, giảm thâm mắt và giảm nếp nhăn ở mặt:

Thành phần bài thuốc :

  • lá dâu 30g.
  • Hạ khô thảo 10g.
  • nước ép dưa leo 10ml.

Cho lá dâu và hạ khô thảo sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén, lọc lấy nước và để nguội.

Sau đó hòa nước ép dưa leo vào và thoa lên mặt, rửa sạch sau 15 phút.

Trị chứng tiểu tiện khó:

  • Lấy cam thảo 1g.
  • Hương phụ 2g.
  • Hạ khô thảo 8g.

Đem sắc 3 chén còn 1 chén, nước 2 sắc 2 chén còn 1 chén. uống ngày 1 thang, đem chia thành 3 lần uống.

hình ảnh hạ khô thảo trong bài thuốc chữa thận hư
hình ảnh hạ khô thảo trong bài thuốc chữa thận hư

Chữa cao huyết áp:

Thành phần bài thuốc :

  • Bồ công anh 20g.
  • Hạ khô thảo 20g.
  • Thảo quyết minh 20g.
  • Lá mã đề 12g.
  • Hoa cúc 12g.

Đem sắc 3 chén còn 1 chén, nước 2 sắc 2 chén còn 1 chén. uống ngày 1 thang, đem chia thành 3 lần uống.

Giúp hạ huyết áp:

Thành phần bài thuốc :

Đường trắng 20g, hạ khô thảo 30g và đậu đen 50g.

Đem đậu đen và hạ khô thảo sắc với nước cho đến khi đậu đen mềm nhừ.

Thêm đường vào khuấy đều và chia thành vài lần ăn trong ngày.

Trị chứng cao huyết áp khiến mắt đỏ kèm đau đầu, chóng mặt:

Thành phần bài thuốc :

Hy thiêm thảo, hạ khô thảo và dã cúc hoa mỗi vị 40g, đem các vị sắc uống.

Hoặc dùng hạ khô thảo tươi 40 – 80g, sắc uống hằng ngày trong thời gian dài.

Trị chứng rối loạn tiền mãn kinh:

Thành phần bài thuốc :

Cỏ nhọ nồi, hạt muồng mỗi vị 16g, hạ khô thảo 10g, cỏ tranh, tang ký sinh, lá tre và hoa hòe mỗi vị 20g, ngưu tất 12g, tâm sen 8g, rau má 30g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Tổng quan về cây hạ khô thảo.

Tên Tiếng Việt: Tịch cú; Nãi đông; Yến diện; Mạch tuệ hạ khô thảo; Mạch hạ khô; Thiết tuyến hạ khô; Thiết sắc thảo; Bổng trụ đầu hoa.

Tên khoa học: Prunella vulgaris L. Họ Lamiaceae (Hoa môi).

Mô tả cây hạ khô thảo.

Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá.

Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 – 6 hoa.

Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh.

Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng.

Bầu có bốn ngăn.

Vòi nhỏ dài.

Quả nhỏ cứng.

Ở Việt Nam, cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi.

Hạ khô thảo đã được khai thác, trước đây phải nhập của Trung Quốc.

Cây hạ khô thảo mọc nơi sáng ẩm, thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều.

Cây hạ khô thảo có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75 – 90 ngày, cây ra hoa.

Hiện nay nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói có hạ khô thảo nhưng chưa được xác minh.

Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô.

Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.

Thành Phần Hóa Học Của Hạ khô thảo (Cụm quả)

Hiện nay hãy còn ít tài liệu nghiên cứu về cây này.

Mới chỉ biết rằng cành mang hoa và quả chứa chừng 3.5% muối vô cơ tan trong nước. Trong số muối vô cơ này, là kali clorua, ngoài ra còn thấy một chất có tính chất ancaloit, acid ursolic.

Hạ khô thảo (Spica Prunellae) được người xưa đặt cho cái tên ấy vì nó là một loại cây cỏ và sẽ khô đi vào mùa hạ chí.

Công dụng của vị thuốc Hạ khô thảo

  • Hạ khô thảo vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, lợi tiểu, sáng mắt… Do đó, nó thường được ứng dụng trong lâm sàng chữa một số chứng bệnh như:
  • Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, mắt sưng đau.
  • Chữa lao hạch, viêm hạch.
  • Hạ sốt.
  • Chữa dị ứng: ngứa, chàm…
  • Cầm máu do huyết ứ, chấn thương gây chảy máu, rong huyết.
  • Chữa một số bệnh về da: mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da…
  • Chữa một số chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do nhiệt bốc lên cao.
  • Lợi niệu chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…
  • Chữa cao huyết áp.

Tiên hạc thảo

Ngoài ứng dụng tiên hạt thảo trong bài thuốc chữa hội chứng thận hưsuy thận nhẹ. tiên hạt thảo còn có các tác dụng sau :

Có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, bổ hư, kiện vị. Dưới đây xin giới thiệu một số cách dùng tiên hạc thảo chữa bệnh.

Bài thuốc chữa thu liễm cầm máu:

Tiên hạc thảo 12 – 20g, sắc nước, thêm đường trắng pha uống, ngày uống 2 lần.

Hình ảnh cây tiên hạt thảo trong bài thuốc chữa bệnh thận hư
Hình ảnh cây tiên hạt thảo trong bài thuốc chữa bệnh thận hư

Trị nôn ra máu, đại tiện ra máu, băng huyết.

Thành phần bài thuốc :

Tiên hạ thảo 20g, xuyến thảo 12g, ngó sen 20g.

Đem sắc 3 chén còn 1 chén, nước 2 sắc 2 chén còn 1 chén. uống ngày 1 thang, đem chia thành 3 lần uống.

Thang này có thể nghiền thành bột đắp chỗ đau chảy máu do chấn thương.

Mô tả tổng quát cây hạ khô thảo

Tiên hạc thảo còn có tên long nha thảo, cỏ răng rồng.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phần trên mặt đất.

Theo Đông y, tiên hạc thảo vị đắng chát, tính lương, vào kinh phế, can và tỳ.

Cây tiên hạt thảo có thể sử dụng toàn cây để làm dược liệu.

Người ta thu hái cả cây vào cuối mùa thu, đem rửa sạch rồi phơi sấy khô, cắt thành từng đoạn.

Thành phần hóa học của cây tiên hạt thảo bao gồm các chất: Flavonoid glycosid, hyperoside, isoquercitrin, dẫn chất agrimol, tinh dầu và tanin.

Cây có nhiều tác dụng dược lý trong Y Học Hiện Đại như:

Cao tiên hạt thảo có tác dụng kháng khuẩn.

Trong nghiên cứu, các Agrimol A, B, C, D, E chiết xuất từ tiên hạt thảo có thể bảo vệ chuột nhắt khi được gây nhiễm trùng sốt rét;

tiên hạt thảo có tác dụng gây hưng phấn cơ xương nhưng lại ức chế, làm tê liệt các khớp thần kinh cơ.

Tanin trong tiên hạt thảo có thể chống lại virus, vi khuẩn và chữa trị đau bụng, tiêu chảy.

Tiên hạt thảo có tác dụng làm liệt cơ trên giun lợn và đỉa.

Ở Trung Quốc, tiên hạt thảo được dùng để trị sán.

Người ta thu hái chồi mầm long nha thảo vào mùa đông, khơi khô tán bột để uống lúc đói khoảng 50g. Khoảng 5 – 6 giờ sau khi dùng thuốc, cả đầu sán và đốt sán đều bị tống ra.

Trong thử nghiệm tại bệnh viện, hiệu quả đạt tới 98.5%.

Hoạt chất agrimophol trong loại dược liệu này có công dụng diệt sán, ít tác dụng phụ.

Thí nghiệm trên tim ếch cho thấy liều nhỏ long nha thảo làm tăng tần số tim, giảm biên độ co bóp của tim nhưng liều lớn có thể gây liệt tim.

Thử nghiệm trên thỏ và chó cho thấy long nha thảo làm tăng huyết áp (có thể do tác dụng gây co mạch);

Long nha thảo có thể làm tăng tốc độ đông máu.

Khi thử nghiệm trên chuột nhắt, lá long nha thảo làm giảm mức độ tăng đường huyết;

Thử nghiệm trên thỏ có thai, dịch chiết từ 3g long nha thảo mang tiêm tĩnh mạch gây co bóp mạnh sừng tử cung;

Theo nghiên cứu, cao chiết methanol từ rễ long nha thảo có thể kéo dài thời gian sống của chuột nhắt có khối u;

Với liều vừa phải, long nha thảo có công dụng kích thích hô hấp. Với liều cao, ban đầu long nha thảo gây tăng hô hấp, sau đó gây suy hô hấp;

Nghiên cứu trên ếch, long nha thảo có thể làm giãn đồng tử.

Trong Y Học Cổ Truyền tiên hạt thảo có vị đắng chát, tính ấm.

Thường được dùng để Làm thuốc cầm máu trị bệnh đi ngoài ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chấn thương va đập, xuất huyết tử cung.

Liều dùng 6 – 15g/ngày (loại khô).

60 – 120g/ngày (loại tươi).

uống dưới dạng thuốc sắc, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Ngoài ra, cây thuốc này còn được dùng làm thuốc bổ tim, chữa mụn nhọt hay chữa lỵ.

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button