Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt.

Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.

Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng: đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Cơ thể người, cột sống có 33 đến 34 đốt xương sống nhưng thoái hóa chủ yếu ở 7 đốt sống cổ và 5 đốt thắt lưng.

7 đốt sống cổ quy ước ký hiệu từ C1 đến C7
7 đốt sống cổ quy ước ký hiệu từ C1 đến C7

Nguyên tắc chung về thực phẩm

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các bệnh về xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.

Đối với những bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì duy trì chế độ ăn uống giảm cân.

Ngược lại, người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thoái hóa khớp

Thực phẩm có lợi

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu mà viêm khớp gây ra.

1/ Các loại dầu chứa acid béo omega 3

Dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu… Đậu nành ngoài có lợi cho tim mạch, còn có lợi cho sức khỏe của khớp.

Đậu nành cũng chứa ít chất béo, nhiều chất đạm và chất xơ.

Một số loại cá có chứa nhiều axit béo omega-3, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít nhất là 3-4 lạng cá, hai lần một tuần.

Cá chứa nhiều Omega-3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá trích.

dầu đậu nành

2/ Tăng cường các loại trái cây

Đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C. 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Các nghiên cứu đã cho thấy anh đào giúp làm giảm tần số các đợt cấp của bệnh gút. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các anthocyanins tìm thấy trong anh đào có tác dụng chống viêm.

Giàu vitamin K và C, bông cải xanh cũng chứa một hợp chất gọi là sulforaphane, có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp.

Hoa quả chanh, cam, bưởi

Trái cây có múi – như cam, bưởi và chanh – rất giàu vitamin C. Nghiên cứu cho thấy rằng có đủ lượng vitamin C giúp cơ thể ngăn ngừa viêm khớp và duy trì khớp khỏe mạnh.

3/ Thực phẩm chứa Glucosamin

Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Glucosamin, Chodroitin là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp. 

thực phẩm nhiều Glucosamin

Đậu chứa nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng giúp giảm yếu tố viêm CRP.

Đậu cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời và ít tốn kém và là nguồn protein quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp.

Thực phẩm không nên dùng

Để điều trị các bệnh về xương khớp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu mà viêm khớp gây ra.

Thực phẩm nhiều đạm
Thực phẩm nhiều đạm

Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp.

Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế sử dụng.

  • Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: Cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối. 
  • Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác. 
  • Không hút thuốc. 
nội tạng động vật
nội tạng động vật chứa nhiều đạm

Chế độ sinh hoạt nên theo

Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do thoái hóa khớp trong sinh hoạt cũng như ăn uống, nên lưu ý những điều sau đây:

1/ Giảm cân phù hợp

Giảm cân, cải tạo cơ địa, thay đổi các thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp (ngồi xổm, xách nặng…). Giảm cân là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. 

Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

giảm cân
giảm cân

2/ Tập luyện thường xuyên

Tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, đi với gậy chống nếu cần. Các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị “ì”, ít hoạt động.

tập thể dục dưỡng sinh
tập thể dục dưỡng sinh

3/ Vật lý trị liệu

Mục đích tránh teo cơ, duy trì độ vận động của khớp. Cường độ tập luyện cần điều chỉnh tùy từng bệnh nhân, tùy từng vị trí của thoái hóa mà có các bài tập khác nhau.

Phát hiện và điều trị sớm các dị dạng bẩm sinh, điều trị tích cực bệnh lý xương khớp kèm theo.  

Chúc quý vị độc giả khỏe mạnh, có cuộc sống hạnh phúc không còn lo về bệnh

tập vật lý trị liệu
tập vật lý trị liệu

Thuốc trị thoái hóa khớp

Gia đình Lương y: Võ Tấn Đại
Địa Chỉ: 105 Nguyễn Thái Học – P5 – TP Tuy Hòa – Phú Yên
Đội 4 – Ea Đin – Ea Bar – Thị Trấn Hai Riêng –  Sông Hinh – Phú Yên.
Điện thoại: 091 3333 729 – 0914 49 2828
Fax: 0573 828 838
Email: namduocthientam@gmail.com

Đi rừng hái thuốc nam
Đi rừng hái thuốc nam
Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button