Dân gian dùng cây chàm bụi để chữa:

  • Chàm do viêm da cơ địa.
  • Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Chàm da đầu.
  • Bệnh vảy nến.
  • Bệnh Nám da.
  • Chữa lở lét, mụn nhọt ngoài da.

Tóm lại chủ yếu là dùng để tắm ngoài chữa các bệnh về da.

chàm bụi chữa nám, vảy nến
Chàm bụi chữa nám, vảy nến

Ở Ấn Độ

Cây chàm bụi được dùng chữa sốt, chống co thắt, lợi tiêu hoá, lợi tiểu. Còn dùng điều trị giang mai và động kinh.

Nước sắc của lá chàm bụi làm ra mồ hôi .

Nước sắc của rễ và hạt được dùng để trị giun, bệnh đường tiết niệu.

Ở Indonesia

Dịch chiết từ cây chàm bụi có tác dụng kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus chữa các bệnh viêm nhiễm, chữa đau dạ dày.

Vùng đông bắc Braxin

Dùng nước sắc lá chàm bụi để chữa các bệnh nhiễm, viêm (Vieira et al., 2007).

Ở Trung Quốc

Chàm bụi (Thanh đại) được phân loại thành 2 hoạt chất chính là Điện Lam và Điện Ngọc Hồng.

Trong đó: Điện Ngọc Hồng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

Việt nam chủ yếu chế thành điện ngọc hồng.

Điện Lam có thể bảo vệ chức năng gan.

Cách bào chế chàm bụi thành “thanh đại” không phải là xay lá chàm bụi thành bột. một người nên chú ý.

Nước sắc cây chàm bụi có thể kháng khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn tả, trực khuẩn lị Shigella.

Theo đông y cây chàm bụi có tính năng :

  • Thanh nhiệt.
  • Làm mát máu.
  • Giảm sưng tấy.
  • Lương huyết.
  • Lợi tiểu.
  • Giải độc.
  • Tiêu viêm.

Công dụng cây chàm bụi :

Lá cây chàm bụi khô
Lá cây chàm bụi khô

Lá dùng chữa viêm họng , phòng chứng sợ nước , dùng ngoài bó gãy chân hoặc ép lấy nước dịch trộn với mật ong chữa bệnh tưa lưỡi, viêm lợi chảy máu và bệnh lở miệng.

Nước hãm toàn cây Chàm có tác dụng điều trị rối loạn thần kinh, động kinh, chữa ho gà và dùng làm thuốc thoa ngoài chữa trĩ, lở loét, vết thương ngoài da.

Cao khô chiết nước thu được bằng cách hãm lá có hoạt tính ức chế mạnh trên vị khuẩn Gram dương là Staphylococus aureus nên trong dân gian dùng nước hãm lá chàm bụi để điều trị nám da là có cơ sở (Leite et al., 2006).

Rễ có thể điều trị các bệnh viêm gan và trị độc do bọ cạp đốt.

Lưu ý : quả chàm có độc với các động vật có sừng. nên tốt nhất không sử dụng quả.

Mô tả cây chàm bụi.

Cây thảo mộc thành bụi, cao 1 – 1,5m, có lông áp sát.

Rễ có nhiều nốt sần.

Thân hình trụ nhẫn.

Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 2 – 9 đối lá chét mọc đối, hình trái xoan ngược hay thuôn mắc, góc tròn, đầu nhọn, mặt trên gần nhẵn, mặt dưới có lông mọc rạp xuống.

Cụm hoa mọc ở kẽ là thành chùm bông, cuống rất ngắn, gồm rất nhiều hoa màu đỏ, dáng cong xếp sít nhau.

Lá bắc hình sợi mảnh, đài hình chuông, răng ngắn và rộng, có lông ở mặt ngoài, tràng không đều.

Quả đậu, hình dài, nhẫn, xếp gần nhau, mép dày và cong lên trên thành hình lưỡi cưa, hạt 5 – 10, hình khối.

Mô tả cây chàm bụi
Mô tả cây chàm bụi

Mùa hoa: tháng 8 – 9.

Mùa quả: tháng 10 – 11.

Cần phân biệt cây chàm bụi và cây phan tả diệp.

Nhìn chung 2 cây rất giống nhau (thân, lá, trái ), chỉ khác nhau ở hoa.

Cây chàm bụi có hoa màu đỏ còn phan tả diệp có hoa màu vàng.

Cây phan tả diệp chủ yếu làm sạch ruột và chị em phụ nữ thường làm trà giảm cân mặc dầu dễ bị tiêu chảy.

Công dụng và cách dùng.

Nước sắc lá chàm bụi có tác dụng làm toát mồ hôi, còn nước sắc rễ và hạt được dùng để trị giun.

Liều dùng: 6-12g sắc nước uống.

Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét, nổi bọng nước đau nhức, lấy lá chàm bụi rửa sạch, giã nát, đắp. Tác dụng độc tế bào và chống u ở lá chàm bụi.

Cao nước của lá chàm bụi có thể được dùng như một thuốc hỗ trợ chữa ung thư.

Theo sách Lục xuyên bản thảo ghi: chàm bụi vị đắng, tính hàn.

Sách “Quảng Tây dược dụng thực vật danh lục” ghi: chàm bụi có độc, có công năng lương huyết, giải độc. Cũng thể chế thành bột chàm, cũng gọi là thanh đại như chàm mèo với công dụng tương tự.

Để chữa trẻ em cam răng, dùng bột chàm bội vào chỗ lở loét chân răng, mỗi giờ bôi lần.

Để chữa trẻ em sốt cao, co giật trợn mắt, hôn mê, mỗi lần tuỳ tuổi cho uống 0,2-0,5g. Ngày 6-10 lần, khỏi thì thôi.

cây chàm bụi
cây chàm bụi

Cách chế bột chàm bụi thành thanh đại :

lấy lá tươi, ngâm nước trong 12 giờ. Lọc bỏ xơ.

Pha ít vôi để tạo kết tủa và khuấy liên tục 4- 5 giờ. Để lắng, chắt bỏ nước.

Bột chàm kết tủa, ép bớt nước, thái thành miếng phơi trong mát đến khô.

Bột chàm tốt phải chứa 60- 70% indigotin.

Cách dùng:

Cây chàm bụi thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hoạc làm thành bột Thanh đại hoặc giã nát, ép lấy dịch dùng bôi bên ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày: Cây Chàm: 2 – 6 g.

Bột cây chàm bụi (Thanh đại): 1.5 – 3 g

Trị bệnh vẩy nến :

Sử dụng Điện Hồng Ngọc mỗi ngày 25 – 50 mg, liên tục trong 8 tuần.

Trị nám da

Cao khô 1-3g thoa vào vết nám.

Công dụng và chỉ định của cây chàm bụi:

Lá thường dùng chữa viêm họng, phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân hoặc ép lấy nước dịch trộn với mật ong chữa bệnh tưa lưỡi, viêm lợi chảy máu và bệnh lở miệng.

Nước hãm toàn cây chàm bụi có tác dụng điều trị rối loạn thần kinh, động kinh, chữa ho gà và dùng làm thuốc thoa ngoài chữa trĩ, lở loét, vết thương ngoài da.

Rễ có thể điều trị các bệnh viêm gan và trị độc do bọ cạp đốt.

Trước khi sử dụng thuốc, lấy bông gòn thấm nước muối vệ sinh vùng da bệnh, rửa sạch mủ máu ở răng lợi, miệng.

Sau đó sử dụng bột thuốc đắp vào vị trí răng lợi thủng, đau.

Người lớn mỗi ngày đắp 3 – 4 lần, cách 3 giờ thay thuốc 1 lần. Trẻ em, trước khi ngủ đắp thuốc 1 lần, nửa đêm khi thức giấc lại đắp thêm một lần.

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button