Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth.

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi thì chỉ sử dụng bạch chỉ hoặc xuyên bạch chỉ chứ không có khái niệm bạch chỉ nam.

Nhưng thấy đa một số tờ báo lại chủ yếu đăng có thêm bạch chỉ nam. Trong khi đó thấy hình dạng, lá, bông hoàn toàn không giống nhau điều gì.

Tóm tắt nội dung

Mô tả cây bạch chỉ :

bạch chỉ chữa ho sổ mũi
bạch chỉ chữa cảm ho sổ mũi

Là cây thảo sống lâu năm, cao 1 – 2m. Thân hình trụ, tròn, rỗng màu tím hồng tía hay trắng.

Lá bẹ có cuống dài, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần, hình lông chim mép có răng cưa.

Thùy hình trứng dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa. 2 mặt lá không lông trừ đường gân ở mặt trên lá có lông tơ.

Cụm hoa là 1 tán kép, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có cuống chung dài 4-8cm, cuống tán dài 1cm. Hoa mầu trắng, mẫu 5. Quả bế đôi dẹt, hình bầu dục hoặc hơi tròn, dài khoảng 6mm.

Quan trọng cần phân biệt hoa của cây Bạch Chỉ mọc thành cụm, màu trắng, hoa có hình tán.

Hoa thường mọc ra ở kẽ lá và đầu cành của cây Bạch Chỉ. Cuống của tán hoa dài từ 4 đến 8 cm. Tán hoa nhỏ, chỉ khoảng 1 cm (Hoa của cây Bạch Chỉ có màu trắng, dài khoảng 6 mm và rộng khoảng 5 đến 6 mm ).

Quả bế đôi thường gọi nhầm là “hạt”.

Bạch chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát triển rất tốt.

Các tỉnh ở việt nam chủ yếu các vùng núi cao và lạnh có trồng nhiều bạch chỉ Cây mọc hoang khắp rất nhiều nơi nhưng phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao từ 500 – 1000m ở các tỉnh miền núi và trung du.

Thu hái và sơ chế:

Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ. Rửa sạch thái phiến phơi khô.

Nhưng tốt nhất là khi lá úa vàng lúc mùa thu, đào rễ, bỏ thân và rễ con, rửa sạch đốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài là tốt nhất.

Hoặc phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, hoặc cho vào lò xông lưu huỳnh một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg bạch chỉ tươi thì dùng 0,800kg lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì bạch chỉ mới trắng.

Những lần sấy sau lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg bạch chỉ thì cần lưu hoàng đốt làm 2 lần thực tế phương pháp nay khuyên không nên dùng.

Thành phần hóa học:

Tinh dầu, Byakangelicin, Byakangelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Iso Byakanelicol, Neobyak angelicol, Phelloterin, Xanthotoxin.

Tác dụng kháng khuẩn:

trong thí nghiệm, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học), có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng:

  • phế cầu (Diplococcus Pneumoniae),
  • liên cầu (Streptococus Hemoleticus).
  • tụ cầu vàng (Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi.

Ngoài ra, bạch chỉ còn có tác dụng kháng virút

Bài thuốc trị hôi miệng:

Dùng bạch chỉ và xuyên khung, hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi ngày ngậm 2-3 viên.

Bài thuốc chữa bế kinh do ứ trệ máu:

Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc chữa bạch đới

( tinh thần uể oải, mặt phù vàng, tay chân lạnh, đại tiện lỏng):

Bạch chỉ 10g, long cốt 10g, phục linh 10g, xích thạch chi 10g, can khương 5g, sơn dược 10g, bạch truật 10g, mẫu lệ 10g, lộc giác 10g, bạch thược 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình điều trị 10 thang.

Bài thuốc chữa viêm mũi sinh đau đầu:

Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2-3 lần

Chú ý: Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý những người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.

Công dụng: Cảm sốt, nhức đầu, đau răng, viêm mũi, sổ mũi, nhức xương, phong thấp, bạch đới; cầm máu khi đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọn mưng mủ, viêm tuyến vú (Rễ).

Tính vị và công năng :

• Củ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắc, tính mát; có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu và nhức mắt, phát tán, thông kinh lạc, tiêu phong nhiệt ngứa gãi, sưng tấy, làn ráo mủ và đắp vết thương rắn cắn.

Công dụng:

• Thường được chỉ định dùng trị cảm mạo, sốt nóng, bí mồ hôi, ngạt mũi, nhức đầu, sợ gió, chân tay nhức mỏi, phong thấp đau xương, viêm da do dị ứng sơn (sơn ăn) ban trái, đậu mùa.

• Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-16g cho đến 40g, dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Có thể dùng củ tươi mài với nước vo gạo hoặc nước cơm, bôi trị sơn ăn làm lở ngứa, chảy máu.

Tác dụng kháng khuẩn

Chứng minh bằng pháp khuếch tán thuốc trên môi trường có nuôi cấy vi khuẩn, đã chứng minh nước sắc và cao chiết bạch chỉ có tác dụng :

  • ức chế sự phát triển của các loại phế cầu khuẩn,
  • liên cầu tán huyết, tụ cầu khuẩn vàng,
  • trực khuẩn subtitis, trực khuẩn lị.
  • khuẩn tá tràng cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn.

Tác dụng hạ sốt giảm đau

Tiêm pepton để gây sốt thực nghiệm trên thỏ, thí nghiệm dùng nước sắc bạch chỉ cho thấy tác dụng giảm sốt. Tiêm acid acetic 0,6% vào màng bụng để gây đau quặn, cho dùng bạch chỉ với liều 10g/kg thấy có tác dụng giảm đau.

Tác dụng giảm co thắt cơ trơn, bình suyễn

Tạo mô hình co thắt khí phế quản chuột lang bằng histamin, thấy coumatin toàn phần chiết từ bạch chỉ có tác dụng bình suyễn.

Tác dụng chống viêm

Coumarin toàn phần được chiết từ cây bạch chỉ có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm do albumin hay formandehyd gây nên.

bạch chỉ nam chữa ho
bạch chỉ nam chữa ho

Bài thuốc sử dụng bạch chỉ :

Trị thương hàn cảm cúm:

Bạch chỉ 40g, cam thảo(sống) 20g, gừng 3 lát, hành 3 củ, táo 1 trái, đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi.

Trị mũi chảy nước trong:

Bạch chỉ, tán bột. Dùng hành giã nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g với nước trà nóng.

Trị nhứt đầu ở chính giữa đỉnh đầu (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả):

Bạch chỉ (sao) 100g, xuyên khung (sao), cam thảo (sao), xuyên ô đầu (nửa sống, nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc bạc hà, tế tân.

Trị đau nhứt nửa đầu :

Bạch chỉ, tế tân, thạch cao, nhũ hương, một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại.đầu ót .

Ngoài ra còn có một số bài thuốc khác sử dụng bạch chỉ :

Phong nhiệt mẩn ngứa:

Rễ bạch chỉ, Đơn kim, Đơn đỏ, mỗi vị 30g, sắc uống.

Chữa mụn nhọt, mưng mủ:

Bạch chỉ nam 12g, Kim ngân hoa 20g, Hạ khô thảo 12g, Xương bồ 12g, Gai bồ kết 12g, Kinh giới 8g, Hà thủ ô 12g, Vảy tê tê 12g.

Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 400ml, người lớn chia 3 lần uống trong ngày, trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống 50-100ml ngày uống 2 lần.

Đau bụng, kém tiêu, tiêu chảy:

Bạch chỉ nam 20g, Trần bì 12g, Hậu phác nam 8g. Sắc uống.

Chữa mẩn ngứa dị ứng:

Bạch chỉ nam 12g, Kim ngân hoa 12g, Hoa khế tươi 30g, Lá cối xay 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa cảm mạo, sốt nóng:

Bạch chỉ nam 12g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, Kinh giới 8g, Sài đất 16g, Cát căn 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trị trĩ ra máu:

bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn.

Trị trĩ sưng lở loét:

trước hết, lấy tạo giác đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột bạch chỉ, bôi.

Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm:

Bạch chỉ, hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.

Trị răng đau do phong nhiệt 1:

Bạch chỉ 4g, chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng xát vào chân răng.

Trị răng đau do phong nhiệt 2:

Bạch chỉ, ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm.

Trị tiểu khó do khí (khí lâm):

Bạch chỉ, tẩm dấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc mộc thông và cam thảo.

Trị đầu đau, mắt đau:

Bạch chỉ 16g, ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà.

Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh táo:

Bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4 – 5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn.

Trị chứng trường phong:

Bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm

Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm:

Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.

Trị mũi chảy nước trong:

Bạch chỉ, tán bột. Dùng hành giã nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g với nước trà nóng.

Chữa bệnh đại tràng

Sử dụng cây Bạch Chỉ chữa bệnh đại tràng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Đặc biệt với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm thì nên sử dụng bạch chỉ.

Theo giáo sư đỗ tất lợi chỉ sử dụng bạch chỉ va xuyên bạch chỉ nhưng trong dân gian thường sử dụng bạch chỉ nam.

trong khi đó chưa có đều tài nào nguyên cứu chuyên sâu về cây này . nên mong mọi người khi sử dụng bài thuốc cần phân biệt rõ ràng

Phân biệt bạch chỉ nam

Tên tiếng việt:

Mát rừng, bạch chỉ nam (Mundulea pulchra Colebr)

Tên khoa học:

Millettia pulchra (Colebr. ex Benth.) Kurz thuộc họ đậu.

Thành phần hóa học :

tinh bột ( chưa có đề tài nguyên cúu )

Mô tả:

bạch chỉ nam
bạch chỉ nam

Cây bụi, nhỡ, cao 5-7m. • Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 11-17 lá chét. Hoa màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá gần ngọn. Quả đậu hình dao, nhẵn, cứng. hạt hình trứng dẹt, màu vàng nhạt.

Bộ phận dùng: rễ và củ.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc miền trung du và núi cao. Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ. Rửa sạch thái phiến phơi khô.

Tính vị và công năng:

Củ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắc, tính mát, có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu và nhức mắt, phát tán, thông kinh lạc, tiêu phong nhiệt ngứa gãi, sưng tấy, làn ráo mủ và đắp vết thương rắn cắn.

Thường được chỉ định dùng trị cảm mạo, sốt nóng, bí mồ hôi, ngạt mũi, nhức đầu, sợ gió, chân tay nhức mỏi, phong thấp đau xương, viêm da do dị ứng sơn (sơn ăn) ban trái, đậu mùa.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây bạch chỉ nam.

Phong nhiệt mẩn ngứa:

Rễ bạch chỉ nam, Đơn kim, Đơn đỏ, mỗi vị 30g, sắc uống.

Chữa mụn nhọt, mưng mủ

Bạch chỉ nam 12g, kim ngân hoa 20g, Hạ khô thảo 12g, Xương bồ 12g, Gai bồ kết 12g, Kinh giới 8g, Hà thủ ô 12g, Vảy tê tê 12g. Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 400ml, người lớn chia 3 lần uống trong ngày, trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống 50-100ml ngày uống 2 lần.

Đau bụng, kém tiêu, tiêu chảy:

Bạch chỉ nam 20g, trần bì 12g, hậu phát nam 8g. Sắc uống.

Chữa mẩn ngứa dị ứng:

Bạch chỉ nam 12g, kim ngân hoa 12g, Hoa khế tươi 30g, Lá cối xay 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa cảm mạo, sốt nóng:

Bạch chỉ nam 12g, Bạc hà 8g, cam thảo nam 12g, Kinh giới 8g, Sài đất 16g, Cát căn 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button