Khi bác sĩ chuẩn đoán bạn bị suy thận độ 3a có nghĩa là: Mức độ lọc máu của thận (eGFR) giảm còn 45 – 60 ml/phút. Bác sĩ sẽ tiến hành đo mức độ lọc máu của thận ước tính (eGFR) theo công thức (MDRD hoặc CKD-EPI)

Suy thận độ 3

Nếu chuẩn đoán bạn bị suy thận độ 3, khi đó cần lưu ý

Hạn chế các thực phẩm nhiều kali (đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn nặng có giảm lượng nước tiểu hay tăng kali/máu) như nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ… Rau lá xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu.

suy thận độ 3 ăn gì
suy thận độ 3 ăn gì

Bệnh nhân có bệnh đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, khoai tây, gạo đỏ huyết rồng, bánh bột ngô nướng, miến, bánh kẹo ngọt…

  • Hạn chế chất béo có hại, thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa…
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều phốt pho, tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều muối natri như mắm, cá khô, tôm khô, hột vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

Về cơ bản, bệnh nhân suy thận cần hạn chế các thực phẩm sau

Thực phẩm cần hạn chế khi suy thận độ 3

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh bảo tồn được chức năng thận, kéo dài thời gian vào chạy thận đồng thời hạn chế biến những biến chứng của bệnh thận mãn

Người bệnh suy thận cần hạn chế cơm do chứa nhiều đạm nhưng phải cần bổ sung đầy đủ năng lượng tránh sụt cân vì vậy bạn phải bổ sung các nguồn tinh bột khác ít đạm. Nên chia bữa ăn ra thành 4 đến 5 bữa.

thịt bò
Thịt bò, các loại thịt có màu đỏ đậm cần hạn chế tối đa

1. Hạn chế thực phẩm nhiều protein

Bệnh nhân chạy thận cần hạn chế bổ sung protein. Sản phẩm đào thải của protein như thịt, cá, trứng là ure và creatinin.

Các chất đào thải này sẽ trực tiếp đi qua thận, khi suy thận mức độ tổn thương lên thận là rất lớn gây độc cho thận gia tăng. Do đó nguyên tắc ăn uống cần chú ý là giảm lượng đạm trong chế độ ăn với bệnh nhân suy thận . 

người suy thận hạn chế thực phẩm nhiều protein
người suy thận hạn chế thực phẩm nhiều protein

2. Giảm thực phẩm chứa Phốtpho

Loại bỏ phospho từ thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Khi suy thận lượng phospho trong máu tăng nhưng chức năng thận kém nên không đào thải được ra ngoài.

Cơ thể tăng phospho dẫn đến mất canxi và gây các bệnh về xương khớp, hàng đầu là loãng xương. Hạn chế việc sử dụng các thực phẩm từ ngũ cốc hoặc rau xanh chưa chế biến, bia, coca cola… để đảm bảo sức khỏe cho thận 

thực phẩm chứa Phốtpho
thực phẩm chứa Phốtpho

3. Không ăn thực phẩm nhiều Kali

Hạn chế thực phẩm chứa Kali trong ăn uống với bệnh nhân suy thận. Kali trong máu tăng khi chức năng thận suy giảm do đó việc đào thải không đảm bảo.

Lượng Kali trong máu tăng vô cùng nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, nguy cơ loạn nhịp tim rất dễ xảy ra khi suy thận mà bổ sung thực phẩm giàu Kali. Lượng Kali tăng gây loạn nhịp tim không khống chế được có thể gây tử vong. 

thực phẩm giàu kali
thực phẩm giàu kali

4. Hạn chế muối trong chế độ ăn

Giảm muối trong chế độ ăn cho người suy thận. Không đảm bảo chức năng đào thải muối khiến muối cơ thể tăng gây tình trạng giữ nước, gây phù cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng.

ăn quá mặn cũng dẫn đến suy thận
ăn quá mặn cũng dẫn đến suy thận

Các món ăn nhiều muối như cà, dưa muối hay chế biến sẵn không phù hợp với sức khỏe người suy thận.

Nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân suy thận độ 3a

Lợi ích của việc giảm đạm trong khẩu phần: làm giảm ứ đọng các sản phẩm thải  trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, làm giảm triệu chứng của suy thận mãn (nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, ngứa da…), chậm tiến triển đến suy thận mãn giai đoạn cuối.

  • Năng lượng: 35 – 45kcal/kg/ngày
  • Chất đạm: 0,8g/kg cân nặng lý tưởng. Nhu cầu chất đạm trong khẩu phần tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.

Nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hay không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao, có thể xem xét bổ sung Keto/Aminoacid theo chỉ định của bác sĩ.

  • Chất béo dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần
  • Chất bột đường (carbohydrate) khoảng 55-60 % tổng năng lượng khẩu phần.
suy thận mạn nên ăn gi
suy thận mạn nên ăn gi

Nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nếu bệnh nhân có kèm bệnh đái tháo đường.

  1. Canxi: 900-1200mg/ngày.
  2. Phốt pho: 300 – 600mg/ngày.
  3. Natri: 1000 -2000mg/ngày (tương đương 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày) tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp.
  4. Kali: 2000-3000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg khi có tăng kali máu, phù và tiểu ít.
  5. Sắt: cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay.

Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2 ) đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung Vitamin D3.

Thực đơn cho người suy thận

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button