Thân, rễ Sâm cau chứa nhiều chất quý tăng khả năng sinh lực. Trong thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin có tác dụng làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ và giảm ức chế thần kinh.

Ngoài ra, Sâm cau còn chứa chất curculosid có tác dụng chống ngưng tập beta-amyloid, qua đó bảo vệ tế bào thần kinh, làm dịu căng thẳng

Curculigosaponin C và F kích thích sản sinh tế bào lympho lách, làm tăng khả năng miễn dịch.

Sâm cau

Sâm cau hay còn gọi cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao là một loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae.

Loài này được Gaertn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Nó là loài bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia, Micronesia, bán đảo Đông Dương

Tên khoa học: Curculigo orchioides
Phần ta hay dùng làm thuốc là: Rễ sâm cau.

rễ sâm câu
rễ sâm câu

Sâm cau từ xưa tới nay vẫn được coi như viagra dành cho các quý ông.

Nhóm chất cycloartan triterpen saponin chứa trong thân rễ sâm cau có tác dụng làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, tăng gấp đôi trọng lượng tinh hoàn, chống co thắt, làm thư giãn cơ, giảm ức chế thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, làm dịu căng thẳng.

Tác dụng chữa bệnh của sâm cau

Sâm cau, có vị cay, tính ấm, quy vào 2 kinh tỳ và thận, làm tăng cái nóng, làm hết cái lạnh, cường dương, mạnh gân cốt.

Sâm cau, từ xa xưa đã được dùng để chữa các chứng: nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh bụng, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn, lại thêm tăng sức lực, nên được gọi là sâm.

Curculigosaponin F và G có tác dụng làm tăng trở lại khối lượng tuyến ức (tuyến này ở tuổi dậy thì khối lượng tăng gấp đôi, nhưng sau đó dần dần nhỏ lại).

Một peptid curculin C có tác dụng tốt cho hệ thống miễn dịch, tăng khả năng sinh thích nghi và các hoạt động khác liên quan đến khả năng tự bảo vệ của cơ thể.

cây sâm cau
cây sâm cau

Sâm cau bổ thận tráng dương, kiện gân cốt

  • Tác dụng trị bệnh yếu thận.
  • liệt dương do tinh khí lạnh.
  • Chữa yếu sinh lý.
  • Tác dụng bổ thận tráng dương,kiện gân cốt, cố tinh.
  • Tác dụng bồi bổ sức khỏe
  • Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ. 

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy

  • Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy, trấn tĩnh trung khu thần kinh.
  • Có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột cống đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng). 
Cây sâm cau
Cây sâm cau

Cách dùng sâm cau

1/ Cách dùng và liều dùng

Mỗi ngày dùng 10g. dưới dạng thuốc săc hay ngâm rượu.

Khi dùng để chữa đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (không sao tẩm).

Khi dùng để chữa liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng tăng cường bổ dưỡng. 

2/ Cách ngâm rượu sâm cau

Để làm giảm độ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo hoặc nước lã, Thay nước nhiều lần cho tưới khi nước trong, thì vướt ra, phơi hoặc sấy khô.

Trong dân gian còn sử dụng biện pháp “Cửu chưng cửu sái”, nghĩa là hấp và phơi 9 lần để khử chất độc, sau đo đem vùi trong đường cát để bảo quản. 

sâm cau khô
sâm cau khô

3/ Ngâm sâm cau khô

Sâm cau thái mỏng sao vàng: 1kg Rượu trắng: 8-10 lít Ngâm trong thời gian 1 tuần trở lên có thể dùng được

*Có thể ngâm chung với ba kích và dâm dương hoắc với tỷ lệ: 1kg sâm cau ngâm với 0,5kg ba kích và 0,5kg dâm dương hoặc Khi dùng để chữa liệt dương do hư thận, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu.

Thuốc Nam Chữa Yếu Thận

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button