Nước ta trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên. bên cạnh đó xuất hiện một số người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý đã làm cho bệnh gout ngày một tăng.

Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 – 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout… ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Bệnh gút là gì?

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp.

Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Bệnh Gút nên ăn gì?
Bệnh Gút nên ăn gì?

Bị gút nên ăn gì?

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gout: Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

Rau củ quả trái cây

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang.
  • Người bệnh gout nên ăn khoai tây, cà chua, rau actiso và nên ăn nhiều dưa leo. Có thể ăn trứng, sữa .
  • Uống nhiều nước để loại bỏ a.x uric ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Nên uống nước khoáng có kiềm, ăn cháo, súp Ăn các loại hạt, ngũ cốc…
Hình ảnh cây phèn đen
Hình ảnh cây phèn đen

1. Rau cần tây

Rau cần tây được ví như “thuốc tiên”, hỗ trợ bệnh nhân gút khỏi bệnh. Đây là một loại thực phẩm vừa rẻ, vừa dễ tìm, có tính mát, vị ngọt lành, tống khứ acid uric ra ngoài cơ thể.

Cần tây có chứa tinh dầu, acid hữu cơ cao và hàm lượng chất xơ lớn. nên nó có thể tống khứ acid uric ra ngoài cơ thể.

Đồng thời bổ sung thêm lượng vitamin dồi dào và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đẩy mạnh quá trình hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Để hỗ trợ chữa bệnh gout với cần tây, bạn thực hiện rất đơn giản. Bạn có thể chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng như cần tây xào thịt bò, canh cần tây….

  • Hoặc lấy 100g rau cần nước rửa sạch đem xay nhuyễn trong máy xay sinh tố ép lọc lấy nước uống.
  • Ngày 1 ly nước ép rau cần sau 1 tháng thì hàm lượng acid uric trong máu giảm đáng kể.

Với hai cách trên, lượng acid uric gây bệnh sẽ giảm dần, giảm viêm sưng tấy các khớp chân tay.

Rau cần tây chữa gout
Rau cần tây chữa gout

2. Cải bẹ xanh

Ngày nay, người ta nhắc đến cải bẹ xanh như một loại thuốc quý giá rẻ dễ tìm. Theo nhiều nghiên cứu, cải bẹ xanh có tác dụng giảm sưng, viêm tấy ở các khớp cho các bệnh nhân gút lâu năm.

Chính các loại vitamin, các chất acid nicotic, abumin… có trong cải bẹ xanh đã giúp đẩy acid uric ra ngoài cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh. Đối với những bệnh nhân gút cần bổ sung những dưỡng chất này thông qua việc chế biến thức ăn hằng ngày.

Tùy vào sở thích của mỗi người mà bạn có thể luộc, nấu canh, xào. Mỗi tuần, bạn nên ăn 2-3 lần để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

cải be xanh
cải be xanh

3. Quả dứa

Dứa là loại quả yêu thích của nhiều người, không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, nó còn giúp đẩy lùi một số căn bệnh khó chữa như gút, sỏi thận, suy thận, ho… Trong dứa, có hàm lượng lớn vitamin C, và các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, acid hữu cơ, các vi chất canxi, magie, kẽm, sắt …

Với các thành phần này, dứa giúp giảm chất đạm dưa thừa trong cơ thể và giúp làm tan kết tủa urat, giúp hạ acid uric trong máu. Nó rất phù hợp cho những người bị gút cấp và mãn tính.

Với một quả dứa, bạn có thể ăn sống, ép nước hoặc nấu canh. Sử dụng một thời gian dài, bạn sẽ thấy bất ngờ khi các khớp tay chân giảm sưng tấy, sử dụng linh hoạt hơn.

Quả dứa tốt cho bệnh nhân Gout
Quả dứa tốt cho bệnh nhân Gout

4. Bí xanh (Bí đao)

Bí xanh có chứa thành phần là các chất xơ, nước, glucid, canxi, photpho, protid, kali và nhiều nhóm vitamin ( A, C, E, B1, B3, B9, B5…).

Ngoài ra, trong bí xanh có nhiều khoáng chất kali, có khả năng kiềm tính, giúp tăng khả năng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Đồng thời, trong bí xanh có rất ít gốc purin, là một loại protein khi chuyển hóa tạo ra axit uric.

Do đó bệnh nhân gout có thể ăn bí xanh thoải mái mà không phải lo lắng gì về nồng độ axit uric của cơ thể mình. Bạn có thể bổ sung bí xanh vào bữa cơm gia đình hằng ngày, thực hiện 3 lần/tuần, bạn sẽ nhận thấy được kết quả rõ rệt của nó.

bí đao
bí đao

5. Củ cải trắng

Vì sao củ cải trắng có thể hỗ trợ chữa bệnh gút, bạn có tò mò không? Đó là trong củ cải trắng có nhiều vitamin, các protein không nhân putin, đường, vitamin C, phốt pho, kẽm…

Đặc biệt chứa tinh dầu có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm tốt, giảm hàm lượng acid uric có trong bệnh nhân gút. Thông qua các bữa ăn trong gia đình, bạn có thể bổ sung những dưỡng chất này cho cơ thể.

củ cải trắng
củ cải trắng tốt cho bệnh gout

Bệnh gout – những điều cần biết
Đặc trị bệnh gout bằng thuốc nam
Đặc trị gout – thuốc nam thiên tâm

Thuốc Nam Thiên Tâm

Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button