Bệnh thận mạn tính (CKD) là một quá trình phát triển bệnh kéo dài và thường là chậm, trong đó thận suy giảm và mất dần chức năng. Thời kỳ đầu, người bệnh không thể phát hiện ra mình mắc bệnh thận mạn tính.

Những dấu hiệu sớm của bệnh rất khó nhận biết, do đó rất khó để phát hiện các triệu chứng bệnh. Việc chẩn đoán suy thận thường được thực hiện thông qua các xét nghiệm máu định lượng BUN, creatinin và độ lọc cầu thận (GFR).

Xét nghiệm máu giúp ước tính lượng máu đi qua cầu thận mỗi phút. Cầu thận là những đơn vị lọc nhỏ nhất trong thận có chức năng loại bỏ chất thải khỏi máu.

Các giai đoạn bệnh thận mạn tính CKD

Bệnh thận mạn tính (CKD) được chia thành 5 giai đoạn. Bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm từ chức năng thận dưới bình thường (CKD giai đoạn 1) đến suy thận mạn tính (CKD giai đoạn 5).

Dạng mạn tính của bệnh là tổn thương thận vĩnh viễn gây ra bởi các nguyên nhân, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, các loại nhiễm trùng mô thận khác nhau (viêm cầu thận) và lạm dụng một số loại thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận trong thời gian dài.

các giai đoạn suy thận mãn
Các giai đoạn suy thận mãn

Triệu chứng của bệnh suy thận ở nam giới

Các triệu chứng suy thận giai đoạn đầu thường diễn biến âm thầm và khó phát hiện. Các dấu hiệu sau đây sẽ giúp nam giới biết được mình thận yếu:

1/ Rùng mình, chi lạnh:

Đây là cảm giác sợ lạnh và gió thổi. Tứ chi lạnh băng, lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh, thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, thở yếu, nhạt miệng…

2/ Quan hệ tình dục quá độ

Một trong những yếu tố khiến thận yếu đi là quan hệ tình dục quá nhiều. Theo đông Y, thận chứa tinh, thận tinh hóa tạo ra thận âm và thận dương để giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng.

Thận âm và thận dương dựa dẫm và hỗ trợ lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý cơ thể. Nếu sự không duy trì được sự cân bằng này hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu sẽ phát sinh ra bệnh tật.

Ở nam giới sẽ xuất hiện các triệu chứng như xuất tinh sớm, liệt dương, các bệnh về thận.

3/ Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, gặp ác mộng

Thận đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể trong những cơ quan ngũ tạng. Thận bổ dưỡng và làm ấm lục phủ nội tạng khác. Khi các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận.

Các bệnh mãn tính như viêm gan, bệnh mạch vành, hen suyễn… thường đi kèm với triệu chứng thận hư.

triệu chứng bệnh suy thận ở nam giới
triệu chứng bệnh suy thận ở nam giới

4/ Tiền sử bệnh Hen suyễn

Nạp khí là chức năng của thận. Khi thận hư không thể nạp khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều, hít vào ít khiến người bệnh có cảm giác khó thở.

5/ Tiểu đêm thất thường

Thường thì vào ban đêm số lần đi tiểu là 2 hoặc lượng nước tiểu không quá 1⁄4 so với cả ngày. Khi lượng nước tiểu vượt quá lượng nước tiểu ban ngày hoặc đi tiểu đêm 1 lần/ tiếng thì đó là tiểu nhiều về đêm.

Ban ngày đi tiểu bình thường trong khi ban đêm đi tiểu nhiều, đây là đặc điểm của chứng thận hư.

6/ Đau lưng thường xuyên

Người bị đau lưng nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người bị nặng thì xuất hiện triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức,…

Đau lưng – vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể chia làm 2 kiểu: một là do nội thương, hai là do lao lực mệt mỏi. Khi thận bị nội thương thì những người có thể chất yếu do bẩm sinh, cơ thể mắc bệnh lâu ngày hoặc do mệt mỏi gây ra.

Lao lực sinh bệnh là do lao lực vác nặng, làm những việc nặng nhọc trong thời gian làm việc dài và cố định ở một tư thế, khi ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí khiến thận tinh không đủ.

7/ Ù tai, chóng mặt

Những người bị hoa mắt chóng mặt sẽ thường đi kèm theo cảm giác ù tai, gây ảnh hưởng tới thính giác, nếu để lâu sẽ khiến tai bị điếc. Thận cũng là nguyên nhân gây ra chứng ù tai chóng mặt.

8/ Bị táo bón

Người mắc táo bón gặp khó khăn trong việc đại tiện gây ra hệ quả như bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt.

Cội nguồn sâu xa gây nên chứng táo bón là do thận hư gây nên bởi vì sự truyền dẫn của đường ruột bắt buộc phải thông qua sự kích thích và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng của nó.

9/ Phù nề bất thường

Khi thận bị suy giảm chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể khiến chân, cổ tay bị phù.

hoa mắt chóng mặt cũng là triệu chứng bệnh suy thận
hoa mắt chóng mặt cũng là triệu chứng bệnh suy thận

Cách phòng tránh bệnh thận

Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt.

Hạn chế dùng muối: vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp.

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận.

Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol.

Dinh dưỡng người bệnh suy thận
Dinh dưỡng người bệnh suy thận

Trong y học dân gian có lưu giữ không ít bài thuốc chữa suy thận từ tự nhiên lành tính, hiệu quả.

Bài thuốc chữa thận hư lành tính từ tự nhiên

Dưới đây là một số bài thuốc mà người bệnh có thể tham khảo như:

1/ Cỏ mực (Nhọ nồi)

Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi chép cỏ mực vị ngọt tính lạnh, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

Giã cỏ mực vắt lấy nước uống ngày 1 lần giúp giảm triệu chứng phù nề, tích nước do suy thận.

Bài thuốc chữa suy thận từ cây cỏ mực hay nhọ nồi
Bài thuốc chữa suy thận từ cây cỏ mực hay nhọ nồi

2/ Đỗ đen

Đỗ đen rang cháy vừa, hãm lấy nước uống hàng ngày. Sau khi sử dụng khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ thấy triệu chứng suy thận giảm hẳn đồng thời cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt hơn.

hạt đỗ đen
Đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận

4/ Cẩu tích

Theo Đông y cẩu tích dùng để chữa thận hư, chứng tiểu són, di tinh. Dùng cẩu tích, tục đoạn, cốt toái bổ, đương quy, bạch chỉ, xuyên khung phơi khô sắc lấy nước uống. Dùng khoảng 10 ngày, các triệu chứng (mệt mỏi, mẩn ngứa, ớn lạnh…) biến mất.

cẩu tích dùng để chữa thận hư, chứng tiểu  són, di tinh
cẩu tích dùng để chữa thận hư, chứng tiểu són, di tinh

5/ Cỏ xước

Trong cuốn Dược điển Việt Nam cỏ xước có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu sỏi loại bỏ triệu chứng như tiểu đêm, đái buốt, phù thũng… Dùng cỏ xước sắc lấy nước uống vào buổi sáng hàng ngày.

Cây cỏ xước trị suy thận
cỏ xước có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu sỏi loại bỏ triệu chứng như tiểu đêm, đái buốt

Bệnh thận nên ăn gì?

Bệnh Suy Thận nên ăn các loại rau có hàm lượng Kali thấp như

1/ Cà chua, cà tím, rau diếp, măng tây, cần tây

cà tím dinh duõng cho nguòi bệnh suy thận độ 1
cà tím dinh duõng cho nguòi bệnh suy thận độ 1

và trái cây với hàm lượng kali thấp đến trung bình như : nho, quả lê, đào, xoài, và quả việt quất.

2/ Ớt chuông đỏ

Loại quả này có chứa ít kali nên lý tưởng cho chế độ ăn uống người bệnh suy thận độ 1.

Ớt chuông đỏ – thực phẩm chống oxy hóa cho thận
Ớt chuông đỏ – thực phẩm chống oxy hóa cho thận

Ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin C và A cũng như vitamin B6 là nguồn cung cấp lycopene – chất chống oxy hoá bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư nhất định.

3/ Bắp cải

Loại rau này chứa nhiều chất phytochemicals giúp phá vỡ các gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại.

Bắp cải - thực phẩm tốt cho người suy thận
Bắp cải – thực phẩm tốt cho người suy thận
Rate this post

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button