Thận là cơ quan có hình dáng giống 2 hạt đậu với kích thước bằng nắm tay nằm ở phía sau lưng, gần cột sống, ngay phía trên eo.

Chức năng chính của thận là lọc máu, đào thải chất độc, cân bằng nước, điện giải, sản xuất hormone điều chỉnh huyết áp và hồng cầu.

Nếu lượng độc tố trong cơ thể quá nhiều, thận phải làm việc quá sức thì chức năng của thận sẽ bị suy giảm, dẫn đến suy thận.

Suy thận độ 2

Bạn có thể kiểm soát và đẩy lùi suy thận độ 2 nếu kiên trì điều trị theo đúng khuyến cáo của chuyên gia Thận – Tiết niệu.

Đừng chủ quan nếu thấy suy thận chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, vì nếu suy thận độ 2 không được kiểm soát tốt sẽ khiến bệnh phát triển nhanh sang các giai đoạn nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.

chức năng của thận
chức năng của thận

Những thực phẩm có lợi cho người suy thận

1/ Chất bột đường

Chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở… Bệnh nhân suy thận mãn kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…

2/ Chất đạm

Nên ăn đa dạng chú ý đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, sữa, trứng). Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày, thịt bò 1-2 lần/tuần, cá biển (cá hồi, trích, cá nục…) 2 lần/tuần. Số lượng đạm tùy theo mức độ, giai đoạn suy thận. Nên chọn các loại sữa giảm đạm.

3/ Chất béo

Chọn dầu thực vật (dầu mè, nành, oliu…), mỡ cá. Gia vị nên chọn thực phẩm ít muối, nên đọc nhãn thực phẩm trước khi mua.

Giai đoạn bệnh thận mãn nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60 ) có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím… Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

Có thể bạn quan tâm
Bệnh Suy Thận Có Còn Hy Vọng Không ?
Đặc Trị Bệnh Suy Thận Mạn

Các giai đoạn bệnh suy thận
Các giai đoạn bệnh suy thận

Những thực phẩm có hại cho người bệnh suy thận

1/ Hạn chế thực phẩm nhiều kali (đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn nặng có giảm lượng nước tiểu hay tăng kali/máu) như nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ… Rau lá xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu.

2/ Bệnh nhân có bệnh đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, khoai tây, gạo đỏ huyết rồng, bánh bột ngô nướng, miến, bánh kẹo ngọt…

3/ Hạn chế chất béo có hại, thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa…

4/ Hạn chế thực phẩm có nhiều phốt pho, tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…

5/ Hạn chế thực phẩm có nhiều muối natri như mắm, cá khô, tôm khô, hột vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

6/ Không nên uống quá nhiều nước, vì điều này sẽ làm cho cơ thể phù nhiều hơn, huyết áp khó kiểm soát đồng thời nếu ở bệnh thận mãn giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ.

Thực phẩm không tốt cho người bệnh suy thận
Thực phẩm không tốt cho người bệnh suy thận

Một số yếu tố người bệnh suy thận cần phải chú ý

1/ Lượng protin tiểu thụ hằng ngày sẽ được tính theo công thức: 0,6 – 0,8 gram/1kg trọng lượng của cơ thể. Đâu đó nó tầm khoảng 40 – 45gram protein/ngày.

2/ Năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động được tính theo công thức: 35 Kcal/1kg trọng lượng cơ thể. Tổng lượng Kcal vào trong khoảng 1800 – 1900/ ngày.

3/ Trong thời gian này người bệnh cần đặc biệt chú ý cân bằng lượng nước và chất điện giải: Nên ăn nhạt để sao cho lượng natri trong muối dưới 2000mg/ngày, kali là 2000 – 300mg/ ngày.

4/ Nước ở giai đoạn này tuyệt đối nên hạn chế uống nhiều nước. Nước uống tiêu thụ một ngày người bệnh cần chú ý sẽ được tính theo công thức: V nước uống = V nước tiểu + V dịch mất bất thường do nôn, tiêu chảy + 350 đến 500ml nước tùy theo các mùa.

5/ Việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất là việc làm cần thiết cho người bệnh, người bệnh lên ăn 4 bữa/1 ngày là tốt nhất.

Thực đơn cho người suy thận độ 2

thực đơn người bệnh suy thận
thực đơn người bệnh suy thận
  • Cơm: 1 chén đầy.
  • Thịt gà kho gừng: 2 miếng vừa (thịt gà: 40g)
  • Canh khoai mỡ: 1/2 chén (khoai: 50g)
  • Chè bột sắn: 1 chén lưng (bột sắn: 15g, bắp: 5g, đường: 15g)

Những món ăn cho người suy thận độ 2 có thể đưa vào thực đơn hằng ngày của mình cho quá trình ăn uống hằng ngày được đa dạng hơn:

  • Khoai lang, khoai sọ, sắn luộc.
  • Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào với giá đỗ.
  • Bánh phở, bánh bột lọc.
  •  Bột sắn dây nấu chè.

Kết quả người bệnh suy thận hết nhanh gần đây

Thuốc Nam Thiên Tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần tư vấn chữa bệnh?

Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call Now Button