Với tính vị thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ hỏa, chỉ huyết ngưỡì xưa cũng hay ứng dụng hoàng cầm chữa bệnh thận hư với bài thuốc sau :
- Hoàng cầm, Địa cốt bì đều 20g.
- Mạch đông, Xa tiền tử, Sài hồ, Liên tử, Phục linh đều 15g.
- Cam thảo 5g.
- Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 50g.

Một số tính vị và công năng của hoàng cầm.
Vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, đởm, đại tràng và tiểu tràng.
Công năng chủ trị:
Có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt ở phổi rất tốt), lợi thấp, hạ hỏa, chỉ huyết, an thai.
Hoàng cầm sống thường dùng thanh nhiệt hạ hỏa.
khi sao lên thì dùng cầm máu và làm mất tính đắng hàn để không tổn thương đến dạ dày.
Sao với rượu có thể tăng cường thanh trừ hỏa nhiệt ở phần trên cơ thể. Liều dùng: 4g đến 16g.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai ở tạng hàn kiêng dùng.
Tính vị và công năng của địa cốt bì.
Có tác dụng lương huyết, tiểu ra máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, thanh phế, giáng hỏa nên người xưa cũng hay sử dụng địa cốt bì với hoàng cầm chữa bệnh thận hư.
Với tính năng chữa tiểu ra máu trong khi đó bệnh nhân suy thận thường cũng bị thoát hồng cầu, trong khi đó người xưa đã ứng dụng cây xa tiền tử trong điều trị bệnh thận hư.
Tại sao thời đại đã phát triển máy móc đầy đủ lại chưa có công trình nguyên cứu cây xa tiền tử trong điều trị bệnh suy thận.
Ngoài ứng dụng chữa bệnh thận hư địa cốt bì và hoàng cầm còn ứng dụng chữa bệnh trong các bài thuốc sau.

Ứng dụng hoàng cẩm trong các bài thuốc.
Chữa nóng gan gây vàng da, mờ mắt:
120g đạm đậu vị, 40g hoàng cầm. Đem hỗn hợp sắc với nước để uống hàng ngày thay nước lọc. Sử dụng thuốc để uống khi còn ấm.
Chữa băng huyết sau sinh:
Sử dụng hoàng cầm kết hợp mạch môn với tỷ lệ bằng nhau, đem sắc với nước uống thay nước lọc hằng ngày.
Chữa đau bụng, kiết lỵ:
12g hoàng cầm; 8g cam thảo, 8g thược dược, 3 trái đại táo. Đem tất cả nguyên liệu trên cho vào ấm, đổ vào ấm khoảng 1 lít nước, đun nhỏ lửa trong khoảng từ 20 – 25 phút rồi tắt bếp. Chia thuốc sắc uống 3 lần mỗi ngày.
Chữa phong nhiệt có đờm:
Kết hợp hoàng cầm với bạch chỉ với tỷ lệ lượng như nhau. Đem hỗn hợp hoàng cầm và bạch chỉ phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy 8g bột thuốc pha uống chung với trà ấm.
Chữa chảy máu cam, nôn ra máu:
40g hoàng cầm, bỏ ruột đen, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy 12g sắc cùng 1 chén nước, đun ấm thì tắt bếp. Uống mỗi ngày 1 lần vào buổi trưa khi còn ấm.
Điều trị động thai:
12g hoàng cầm, 12g bạch truật, 12g thược dược, đương quy 8 g và xuyên khung 4g. Các dược liệu đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ấm sắc lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa giật mình, khóc đêm ở trẻ nhỏ:
0,4g hoàng cầm và 0,4g nhân sâm; đem hỗn hợp tán thành bột mịn. Mỗi lần cho trẻ sử dụng chung với nước sắc trúc diệp, sử dụng liền trong 1 tháng.
Bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc:
Lấy bạch truật và hoàng cầm tỷ lệ như nhau. Đem các dược liệu đi sao vàng, tán thành bột mịn, trộn với nước cơm. Nặn hỗn hợp này thành viên to khoảng bằng hạt đậu xanh, mỗi lần sử dụng, lấy 50 viên với nước sôi ấm.
Chứng co rút vùng thắt lưng:
4g hoàng cầm, 6g kim ngân hoa, 6g bạch thược; 3g hoàng niên, thêm 2g cam thảo, 2 con ngô công và 2 con toàn yết. Đem hỗn hợp sắc cùng với nước, lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Điều trị chống co giật hiệu quả:
10g hoàng cầm, 10g hiên ma, 10g chi tử, 14g câu đằng, 14g xuyên ngưu tất, 14g ích mẫu thảo mỗi thứ, 16g dạ đằng giao, 16g bạch linh , 25g tang ký sinh. Đem tất cả dược liệu sắc cùng 800ml nước tới khi ấm còn khoảng 350ml thì tắt bếp. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc điều trị cảm mạo, cứng đau vai gáy:
Hoàng cầm, bạch chỉ, khương hoạt mỗi thứ 6g; sài hồ 4g; cát căn 10g; thêm 2g cam thảo, 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi. Tiến hành sử dụng trực tiếp các loại thảo dược tren.
Bài thuốc chữa viêm gan virus thể cấp:
Nguyên liệu có chi tử, hoàng liên, hoàng cầm hoàng bá mỗi vị 12; đại hoàng, nhân sâm mỗi vị 8g. Đem hỗn hợp trên sắc cùng 600ml nước tới khi trong ấm còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia đều làm 3 phần và sử dụng thuốc luôn trong ngày.
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng:
Hoàng cầm 16g; mạch nha, mai mực mỗi vị 20g; cam thảo 6g; 2g ngô thù du, 12g sơn chi, 12g đại táo. Đem toàn bộ nguyên liệu vào sắc cùng 1 lít nước đến khi nước cạn thành 350ml rồi uống trong 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc điều trị rối loạn tiền mãn kinh:
Sử dụng 8g điều cầm tâm ngâm cùng nước giấm gạo trong 1 tuần sau đó để khô rồi tẩm tiếp. Thực hiện đều đặn như vậy trong 7 lần rồi tán dược liệu thành bột mịn. Nặn hồ với giấm thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng 70 viên khi đói; dùng cùng rượu nóng ngày 2 lần để tăng hiệu quả.
Ngoài chữa thận hư địa cốt bì còn ứng dụng chữa bệnh sau :

Mát phổi, dịu ho: trị ho do nhiệt ở phế.
địa cốt bì 12g, tang bạch bì 12g, sinh cam thảo 8g, ngạnh mễ 20g. Sắc uống. Trị viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ, ho hen.
Hoặc:
địa cốt bì 12g, miết giáp 24g, tri mẫu 12g, ngân sài hồ 12g, hài nhị sâm 12g, hoàng cầm 12g, xích phục linh 16g. Sắc uống.
Trị bệnh lao phổi giai đoạn phục hồi, trẻ suy dinh dưỡng có sốt. Chữa đái tháo đường.
Địa cốt bì 500g, râu ngô 500g. Chia 8 ngày. Sắc uống.
Hoặc :
địa cốt bì 15g, rễ khổ qua 15g, thiên hoa phấn 15g, lô căn 15g, mạch môn 20g. Xay bột thô. Mỗi lần dùng 10g, thêm đại táo 1 – 2 quả (thái gọt thành nhiều miếng); sắc uống nóng trong ngày.
Cầm máu, hạ huyết áp Chữa nôn ra máu:
địa cốt bì 12 – 15g sắc với 200ml nước. Uống trong ngày Tiểu ra máu: địa cốt bì tươi 30 – 50g, giã nát, lọc lấy nước cho uống.
Trị tăng huyết áp:
địa cốt bì 25g, rễ dâu 25g. Sắc uống; nếu nhức đầu, thêm cúc hoa 20g hoặc thương nhĩ thảo 24g.
Trị chứng nhiệt lao người nóng như đốt:
địa cốt bì 80g, sài hồ 40g, nghiền nhỏ mỗi lần uống 8g với nước sắc mạch môn, ngày uống 2-3 lần.
Chữa chứng thận hư gây lưng đau, gối mỏi:
địa cốt bì 64g, đỗ trọng 64g, rượu trắng 500ml, ngâm uống hằng ngày, có thể kết hợp thêm một vài vị thuốc bổ khác.
Đái ra máu :
dùng địa cốt bì tươi giã nát lấy nước cốt hoặc địa cốt bì khô sắc đặc, uống mỗi lần một chén, thêm ít rượu uống trước bữa ăn.
Miêu tả cây hoàng cầm.
Hoàng cầm là loại cây thân thảo sống nhiều năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 20 – 50cm.
Phần rễ cây phình to thành hình chùy, mặt bên ngoài màu vàng sẫm và khi bẻ ra sẽ thấy màu sáng hơn.

Thân cây mọc đứng, phân nhánh, hình vuông, nhẵn hay có lông ngắn phía ngoài.
Lá mọc đối có cuống rất ngắn hoặc đôi khi không cuống.
Phiến lá có hình mạc hẹp, mép nguyên, đầu hơi tù, chiều dài khoảng 1,5 – 4cm, rộng khoảng từ 3 – 10mm.
Mặt trên lá có màu xanh sẫm còn mặt phía dưới là màu xanh nhạt.
Hoa của cây có màu lam tím, mọc ở đầu cành. Phần cánh gồm có 2 môi với 4 nhị màu vàng, bầu có 4 ngăn.
Hoàng cầm là dược liệu chủ yếu sống ở cùng cao nguyên đất vàng, sườn núi hướng về phía mặt trời mọc.
Miêu tả cây Địa cốt bì.
Câu kỷ là một cây thuốc quý, dạng cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5 – 1,5m.
Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc.

Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3 – 4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống.
Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi.
Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa tháng 6 – 9, có quả từ tháng 7 đến tháng 10.
Bạn cần tư vấn chữa bệnh?
Vui lòng điền thông tin, Thiên Tâm sẽ liên hệ lại
Sậy Khô dùng trị viêm thận thủy thũng, rắn cắn, gai đâm vào thịt
Sâm Lá Mốc dùng chữa trị Viêm nhiễm niệu đạo và sỏi thận
Rau Má Lông dùng trị Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, Cảm cúm, ho
Ráng Đuôi Phụng Gần dùng chữa đau thận hư đau lưng, bí tiểu
Ngưu tất- cỏ xước hạ cholesterol, hạ huyết áp, gây co bóp tử cung
Lòng Mang Chữa Ðau tê do phong thấp, Ðau lưng, liệt nửa người
Mọ Trắng – Claoxylon Indicum: Trị Ðau dây thần kinh toạ
Ké đầu ngựa trị phong thấp, đau khớp,viêm mũi, viêm xoang